TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Tiểu đường tuýp 2 là một trong các căn bệnh liên quan đến lối sống khá phổ biến trong thời đại ngày nay. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là một căn bệnh do rối loạn chuyển hóa chất bột đường trong cơ thể, với biểu hiện đặc trưng là sự gia tăng đường huyết. Đường huyết tăng nếu vượt quá ngưỡng tái hấp thu đường tại thận sẽ dẫn đến sự xuất hiện glucose trong nước tiểu.

Nguyên nhân là do tuyến tụy không thể sản xuất insulin hoặc các tế bào trở nên vô cảm với insulin và không thể hấp thụ glucose. Khi đó lượng đường trong máu có thể lên cao đến mức nguy hiểm.

Tuy nhiên, sự gia tăng đường huyết không đồng nghĩa với với sự gia tăng đường trong tế bào mà ngược lại, làm tế bào của cơ thể thiếu đường nên tế bào dễ bị hư hỏng và khó phục hồi hơn.

Biểu hiện sớm nhất của bệnh là tình trạng rối loạn đường huyết lúc đói (còn gọi là tiền tiểu đường) tức là số đo đường huyết tăng vọt lên sau ăn và chậm trở về mức đường huyết bình thường.

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Bệnh tiểu đường là gì? (Nguồn ảnh: ST).

2. Bệnh tiểu đường có mấy loại?

Bệnh tiểu đường nguyên phát được chia làm 2 loại phổ biến là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

Ở tiểu đường tuýp 1: các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bị hư hại và tạo ra ít hoặc không tạo ra insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện từ nhỏ (dưới 30 tuổi), phần lớn do di truyền.

Ở tiểu đường tuýp 2: tuyến tụy có tiết ra insulin nhưng các tế bào cơ và mỡ không hấp thụ glucose và lượng đường trong máu tăng cao.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm 90% số ca mắc tiểu đường và đang ngày một gia tăng trên toàn cầu. Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không chỉ xuất hiện ở người lớn mà ngày càng tăng ở trẻ em và vị thành niên, gắn liền với thừa cân hoặc béo phì và cả di truyền.

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Đo mức đường huyết cho người bệnh tiểu đường (Nguồn ảnh: ST).

3. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh liên quan đến lối sống. Do đó, cách ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng thuốc hạ đường huyết (uống khi cần) giúp duy trì đường huyết ổn định, làm giảm các biến chứng.

♦ Các biến chứng thường gặp của người bệnh tiểu đường

Ở người mắc bệnh tiểu đường, các tế bào không sản sinh hay phản ứng một cách bình thường với insulin - một hormone hỗ trợ các tế bào cơ và mỡ hấp thụ glucose. Do đó lượng đường trong máu có thể dao động rất lớn, tạo ra nhiều triệu chứng khác nhau:

- Hạ đường huyết với một số triệu chứng như: cảm thấy đói, lo lắng, đổ mồ hôi, run, hồi hộp, tim đập nhanh, nhức đầu, mờ mắt, mất trí nhớ…

- Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ gấp 2 - 4 lần người cùng độ tuổi không bị bệnh tiểu đường. Khoảng 75% số người bị tiểu đường chết do bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim.

 

bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Nhức đầu, mờ mắt là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường (Nguồn ảnh: ST)

- Khoảng 85% người mắc bệnh tiểu đường bị suy giảm chức năng thận, mất thị giác, hoặc cả hai. Do đó, bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của suy thận và mù lòa.

- Mất cảm giác ở tay và chân, khiến những vết thương ở khu vực này không được chú ý và nhiễm trùng có thể tiến triển nhanh chóng, dẫn đến hoại tử chi, nguy cơ cắt cụt chi cao.

4. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 2

Các dấu hiệu của tiểu đường có thể thấy rõ như tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân rõ và đo một lần đường huyết bất kỳ >= 200mg/dl (11,1 mmol/l) hoặc đường huyết lúc đói >= 126mg/dl (7 mmol/l).

4.1. Thị lực giảm

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường liên quan đến thị lực ban đầu là xuất hiện các đốm đen trong tầm nhìn, nhìn mờ đột ngột… Khi nhìn mờ nhưng không phải bệnh lý về mắt thì nó có thể là một biểu hiện của bệnh tiểu đường trong giai đoạn sớm do chảy máu, bong võng mạc, tổn thương vi mạch võng mạc mắt. 

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Thị lực giảm là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường (Nguồn ảnh: ST)

4.2. Đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần và thường xuyên khát nước

Nguyên nhân là do nồng độ glucose trong máu tăng cao, nước trong tế bào sẽ được hút vào máu để cân bằng nồng độ. Khi tế bào bị mất nước sẽ kích thích não gây ra cảm giác khát nước. 

Và vì uống nước nhiều hơn nên số lần đi tiểu cũng tăng lên. Nếu số lần đi tiểu vượt quá 8 lần trong 1 ngày, đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Đi tiểu đêm và đi nhiều lần (Nguồn ảnh: ST)

4.3. Thường xuyên cảm thấy đói và mệt mỏi

Vì đường không vào được tế bào nên xảy ra tình trạng thiếu năng lượng và gây mệt mỏi. Khi cơ thể thiếu năng lượng, sẽ truyền tín hiệu lên não gây ra cảm giác đói.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Cơ thể thiếu năng lượng (Nguồn ảnh: ST)

4.4. Sụt cân nhanh

Vì khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không thể sử dụng glucose như một nguồn năng lượng. Khi đó, nó sẽ đốt chất béo và cơ để lấy năng lượng, từ đó làm cho cân nặng giảm đi. 

Mất nước cũng góp phần làm cho bạn giảm cân đột ngột vì cơ thể của bạn sử dụng tất cả các chất lỏng có sẵn để sản xuất nước tiểu.

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Sụt cân nhanh (Nguồn ảnh: ST)

4.5. Vết thương khó lành

Đường trong máu không chỉ làm tăng chứng viêm trong các vết cắt, vết loét mà còn dẫn đến sự tuần hoàn máu kém, khiến máu khó di chuyển đến và sửa chữa những vùng da bị tổn thương. Điều này đặc biệt liên quan đến bàn chân.

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Vết thương ở chân khó lành (Nguồn ảnh: ST).

5. Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2

5.1. Ăn nhiều đồ ngọt có đường

Một chế độ ăn cân bằng sẽ mang lại cho chúng ta một nguồn cung glucose ổn định. Nhưng nếu nạp quá nhiều thực phẩm ngọt có đường có thể làm trồi sụt lượng đường trong máu của chúng ta (như tàu lượn siêu tốc).

– Cơ thể sẽ duy trì lượng glucose trong máu trong một khoảng bình thường khi được cung cấp một chế độ ăn cân bằng. Khi lượng đường trong máu hạ xuống mức đáy trong khoảng bình thường sẽ kích thích chúng ta thèm ăn một món ăn vặt có đường.

– Món ăn vặt có đường làm cho glucose ồ ạt đổ vào trong máu, vượt mức bình thường. Lượng glucose thừa sẽ kích thích sự sản xuất insulin, kết quả là lượng đường trong máu giảm nhanh chóng do các tế bào cơ và mỡ sẽ thu nhận glucose và chuyển hóa nó thành glycogen hoặc mỡ dự trữ.

– Và nếu sau đó bạn ăn thêm đồ ăn vặt có đường nữa thì lượng đường trong máu lại tăng vượt khoảng bình thường. Khi đó, insulin được tạo ra nhiều hơn và thêm nhiều đường được dự trữ dưới dạng glycogen hoặc mỡ.

(Lưu ý: 20 phút là khoảng thời gian để lượng đường trong máu đạt đỉnh sau khi bạn ăn một món ăn vặt có đường).

Nếu chu trình tăng lên rồi hạ xuống của lượng đường trong máu được lặp lại nhiều lần như trên, qua năm tháng, điều này có thể sẽ khiến sự nhạy cảm của chúng ta với insulin bị suy giảm, dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Ăn nhiều đồ ngọt là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 (Nguồn ảnh: ST)

5.2. Béo phì (mỡ nội tạng)

Béo phì chính là dấu hiệu rõ ràng duy nhất cho bệnh tiểu đường tuýp 2. Tỷ lệ người tiểu đường và béo phì toàn cầu đã tăng cao đến gần mức bệnh dịch. Hầu hết người béo phì không chỉ có mỡ trong những vị trí dự trữ hiển nhiên ở bên ngoài mà còn có mỡ ẩn giấu ở khắp nơi trong cơ thể (mỡ nội tạng).

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Mỡ nội tạng (Nguồn ảnh: ST)

(Mỡ nội tạng, hay là mỡ “sâu”, tích tụ quanh và giữa các cơ và nội tạng, đồng thời lót bên trong các động mạch qua nhiều năm hoặc thập kỷ).

Trong các tế bào cơ có mỡ tích tụ, các thụ thể insulin trong màng tế bào trở nên trơ và ngăn cản insulin dù nồng độ insulin có tăng cao đến thế nào. Khi đó, các kênh nhận glucose sẽ không mở ra. Do đó đường sẽ tích tụ trong máu, nhiều đến mức chúng có thể khiến máu trở nên đặc, nhớt và dễ bị nhiễm trùng.

6. Cách ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2

Dinh dưỡng hợp lý và lối sống tích cực là căn bản quan trọng cho cả việc điều trị lẫn phòng ngừa tiểu đường.

6.1. Tăng cường vận động, thể dục thể thao

Tập thể dục là một phần không thể thiếu trong chương trình điều trị tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên tập thể dục thể thao ở mức độ vừa phải, đều đặn, tối thiểu 30 phút mỗi ngày và trên 5 ngày trong tuần.

Hoạt động thể lực vừa làm tăng tiêu hao năng lượng vừa làm tăng tính nhạy cảm của insulin và cải thiện tình trạng sử dụng các glucose ở các cơ.

 

bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn (Nguồn ảnh: ST)

6.2. Dinh dưỡng lành mạnh

Người bệnh tiểu đường nên ăn ít đường và ít chất béo bão hòa (khẩu phần chất béo bão hòa không nên quá 10% tổng năng lượng). Ăn đủ lượng chất xơ hằng ngày, trung bình 30g/ngày (tương đương 450g rau củ và trái cây). Chú trọng các thức ăn tươi từ tự nhiên, giảm muối và hạn chế chất cồn.

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Các loại hạt dinh dưỡng tốt cho người bị tiểu đường tuýp 2 (Nguồn ảnh: ST)

6.3. Duy trì cân nặng hợp lý

BMI nên trong khoảng từ 21 - 23 đối với người trưởng thành. Nếu bị thừa cân hoặc béo phì cần có chế độ giảm cân ngay. Bởi giảm cân là điều tốt nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Có bằng chứng cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp ổn định mức đường trong máu. Ngoài ra, các chế độ ăn thực vật toàn phần hoặc chế độ ăn có hàm lượng carbohydrate thấp, GI thấp và giàu protein thực vật cũng có thể hỗ trợ.

 

NÊNKHÔNG NÊN
  •  Ăn thật nhiều trái cây và rau củ không chứa nhiều tinh bột mỗi ngày.
  •  Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến chứa calo và carbohydrate giấu mặt.
  •  Có một kế hoạch ăn uống và làm quen với chỉ số glycaemic (GI).
  •  Ăn quá nhiều, bởi điều này có thể khiến mức đường trong máu tăng đột biến.
  •  Uống thật nhiều nước để giúp pha loãng máu.
  •  Ăn không đúng giờ hoặc ăn uống thất thường tránh lượng đường trong máu giảm đột ngột.
  •  Cẩn thận với carbohydrate giấu mặt, đặc biệt là trong các đồ uống trái cây.
  •  Uống nhiều cồn, bởi điều này có thể khiến lượng đường trong máu leo thang.
  •  Lựa chọn những thực phẩm thay thế ít đường hoặc có chất béo lành mạnh.
  •  Ăn quá nhiều muối, bởi huyết áp cao là phổ biến ở bệnh tiểu đường.

7. Kết luận

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích bạn hiểu được bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không. Từ đó bạn có thể chủ động thay đổi khẩu phần ăn, lựa chọn cho mình những loại thực phẩm phù hợp, giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh được tốt hơn.

>> Tham khảo: Những thực phẩm tốt cho người tiểu đường