Bé chậm tăng cân phải làm sao? Đây là câu hỏi khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi theo dõi sự phát triển của con trong những năm tháng đầu đời. Và để giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh, hãy cùng khám phá 5 bí quyết quan trọng mà mẹ cần biết ngay sau đây!
I. Nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân
Việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi "bé chậm tăng cân phải làm sao?" Dưới đây là những lý do phổ biến nhất:
1. Dinh dưỡng không đủ
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bé chậm tăng cân là do không nhận đủ lượng calo và các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này là do bé không được cung cấp đủ thực phẩm giàu năng lượng hoặc gặp khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng.
Đối với trẻ sơ sinh, bé bú không đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này có thể do bé bú không đúng khớp ngậm hoặc thời gian bú quá ngắn, hoặc trẻ bú quá ít trong mỗi cữ khiến trẻ không nhận đủ lượng sữa (cả về lượng và chất) gây chậm tăng cân.
Bé sơ sinh chậm tăng cân do không bú đủ cả về lượng và chất (chất béo) trong mỗi cữ bú.
2. Vấn đề tiêu hóa (hấp thụ kém)
- Trào ngược dạ dày: Trẻ nhỏ thường gặp phải vấn đề trào ngược do dạ dày nằm ngang, khiến bé nôn trớ thường xuyên, dẫn đến việc mất đi lượng dinh dưỡng cần thiết.
- Không dung nạp lactose: Một số bé có thể không dung nạp được lactose trong sữa, gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, khiến bé khó hấp thụ dinh dưỡng.
- Dị ứng thực phẩm: Dị ứng với một số loại thực phẩm, đặc biệt là dị ứng đạm bò có thể làm cản trở khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé, gây ra tình trạng chậm tăng cân.
Trẻ nhỏ nôn trớ thường xuyên sẽ chậm tăng cân.
3. Bệnh lý
Một số bệnh lý bẩm sinh như rối loạn chuyển hóa, suy giáp bẩm sinh có thể làm chậm quá trình tăng cân của bé. Hoặc nhiễm trùng mãn tính cũng có thể làm suy giảm sức khỏe và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé, khiến bé không tăng cân như mong đợi.
Nếu bé thường xuyên mệt mỏi, biếng ăn, hoặc có dấu hiệu bất thường khác, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời.
4. Yếu tố tâm lý và môi trường
Môi trường sống không ổn định, căng thẳng, hoặc thiếu tình cảm có thể ảnh hưởng đến tâm lý và thói quen ăn uống của bé, dẫn đến tình trạng chậm tăng cân.
Trẻ em thường rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Nếu bé cảm thấy không thoải mái, căng thẳng, hoặc bị ép ăn, bé có thể từ chối ăn uống, dẫn đến tình trạng chậm tăng cân.
Trẻ nhỏ bị ép ăn lâu ngày sẽ biếng ăn tâm lý gây chậm tăng cân.
Những nguyên nhân trên đều có thể góp phần khiến bé chậm tăng cân. Do đó, việc hiểu rõ từng nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra cách xử lý hiệu quả và phù hợp cho tình trạng của bé.
II. Dấu hiệu nhận biết bé chậm tăng cân
Khi bạn tự hỏi "bé chậm tăng cân phải làm sao?", việc đầu tiên cần làm là nhận biết các dấu hiệu của tình trạng này. Dưới đây là những điểm cần chú ý.
1. Quan sát cân nặng theo thời gian
Mỗi bé đều có một tốc độ phát triển riêng, nhưng việc theo dõi cân nặng hàng tháng là cách hiệu quả để nhận biết bé có chậm tăng cân hay không. Bạn có thể ghi chép cân nặng của bé đều đặn và so sánh với các tháng trước để thấy được xu hướng tăng trưởng.
- Theo dõi bằng con số: Nếu trong nhiều tháng mà sự tăng cân đều dưới mức trung bình thì đây là dấu hiệu cho thấy bé chậm tăng cân.
Bảng tốc độ tăng cân trung bình của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Dựa trên biểu đồ tăng trưởng chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): nếu bạn nhận thấy cân nặng của bé (dưới 2 tuổi) < 3 pct hoặc BMI/tuổi < 5 pct (trên 2 tuổi). Hoặc đường cong tăng trưởng cân nặng của bé đi ngang hoặc đi xuống xuyên qua 2 vạch pct liên tục trong vài tháng, đó là lúc bạn nên cân nhắc đưa bé đi gặp bác sĩ để được thăm khám.
Theo dõi cân nặng của bé bằng biểu đồ tăng trưởng chuẩn của WHO.
BMI/tuổi < 5pct hoặc đường cong tăng trưởng xuyên qua 2 vạch pct là dấu hiệu bé chậm tăng cân.
2. Nhận biết các dấu hiệu khác
► Bé biếng ăn:
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc bé chậm tăng cân là biếng ăn. Nếu bé từ chối bú, từ chối ăn, ăn ít hơn so với bình thường, hoặc không hứng thú với các loại thực phẩm, điều này sẽ làm cho bé không đạt được cân nặng mong muốn.
► Thiếu năng lượng:
Bé có dấu hiệu mệt mỏi, thiếu năng lượng, ít chơi đùa hoặc không hoạt động tích cực như những trẻ cùng tuổi khác cũng có thể là biểu hiện của việc không nhận đủ dinh dưỡng.
► Quấy khóc thường xuyên:
Nếu bé quấy khóc nhiều hơn, dễ cáu kỉnh hoặc khó ngủ, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng chậm tăng cân do không nhận đủ dinh dưỡng hoặc có vấn đề sức khỏe nào đó.
Trẻ thường quấy khóc, cáu kỉnh hoặc khó ngủ có thể là dấu hiệu bé bú không đủ.
Những dấu hiệu trên sẽ giúp bạn nhận biết sớm vấn đề bé chậm tăng cân để có hướng giải quyết kịp thời và hiệu quả.
III. Bé chậm tăng cân phải làm sao?
Khi đã xác định được nguyên nhân gây chậm tăng cân, thì câu hỏi đặt ra là "bé chậm tăng cân phải làm sao?" Dưới đây là những giải pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để giúp bé đạt được cân nặng mong muốn.
1. Khám sức khỏe tổng quát
Điều đầu tiên và quan trọng nhất là đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để được kiểm tra sức khỏe tổng quát. Bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố như dinh dưỡng, tiêu hóa, và tình trạng y tế của bé để xác định nguyên nhân chính xác khiến bé chậm tăng cân.
Nếu nguyên nhân chậm tăng cân là do các vấn đề y tế như trào ngược dạ dày, dị ứng thực phẩm, hoặc rối loạn tiêu hóa, hãy tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ về việc điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc theo chỉ định.
Việc xác định đúng nguyên nhân không chỉ giúp điều trị hiệu quả mà còn ngăn ngừa những vấn đề tiềm ẩn khác.
Ba mẹ cần đưa bé đi khám tổng quát để xác định đúng nguyên nhân bé chậm tăng cân.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Để giúp bé tăng cân, bạn cần cung cấp các bữa ăn giàu năng lượng với các thực phẩm chứa nhiều calo và dinh dưỡng như bơ, phô mai, sữa chua, trứng, thịt, và các loại hạt. Đây là những thực phẩm giàu chất béo, giúp bổ sung năng lượng cần thiết để bé phát triển.
- Nếu bé vẫn đang bú mẹ hoặc dùng sữa công thức, hãy đảm bảo rằng bé nhận đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày và bú sữa mẹ đến sữa cuối giàu chất béo.
- Đối với trẻ nhỏ (trên 6 tháng), bạn có thể thêm vào mỗi chén cháo của con một muỗng canh dầu ăn và tăng thêm bữa phụ như trái cây hoặc pudding, bánh plan...
- Đối với trẻ lớn hơn (trên 1 tuổi), bạn có thể bổ sung các bữa phụ giàu dinh dưỡng như bánh mì với bơ, sữa chua, hoặc các loại thực phẩm giàu protein để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng.
3. Bổ sung thực phẩm tăng cường
Trường hợp bé không hợp tác trong bữa ăn, ba mẹ có thể dùng thêm các sản phẩm tăng cường năng lượng hoặc bổ sung vi chất kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
- Các sản phẩm tăng cường năng lượng: ba mẹ có thể dùng thêm sữa cao năng lượng vào cữ đêm cho bé, hoặc dùng bánh cao năng lượng trộn vào sữa mẹ hoặc sữa công thức trong mỗi cữ bú của bé để tăng thêm năng lượng.
- Các sản phẩm bổ sung vi chất kích thích ăn ngon: Bé nhẹ cân nên bổ sung thêm kẽm, Lysine, vitamin nhóm B hoặc men tiêu hóa... Lưu ý những sản phẩm bổ sung này chỉ dùng một thời gian ngắn để kích thích cho bé ăn ngon và không nên lạm dụng.
4. Thói quen ăn uống lành mạnh
Một môi trường ăn uống dễ chịu, không căng thẳng sẽ khuyến khích bé ăn uống tốt hơn. Hãy để bé tự do khám phá thức ăn mà không bị ép buộc, và tạo điều kiện để bé tham gia vào bữa ăn cùng gia đình.
Thiết lập một lịch trình ăn uống đều đặn với các bữa ăn chính và phụ sẽ giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt. Bạn có thể thêm các bữa phụ như trái cây, sữa chua, hoặc bánh ăn nhẹ giữa các bữa chính để đảm bảo bé luôn có năng lượng.
Tạo môi trường ăn uống lành mạnh khuyến khích bé ăn uống tốt hơn.
5. Theo dõi và đánh giá sự tiến triển
Sau khi đã thực hiện các biện pháp giúp bé tăng cân, bước quan trọng tiếp theo là theo dõi và đánh giá sự tiến triển. Điều này không chỉ giúp bạn đảm bảo rằng bé đang đi đúng hướng mà còn giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra.
► Theo dõi cân nặng thường xuyên
Bạn có thể cân bé mỗi tuần hoặc mỗi tháng để kiểm tra xem bé có đạt được mức tăng cân ổn định hay không. Hãy sử dụng cùng một cân và cân vào cùng một thời điểm trong ngày để đảm bảo kết quả chính xác.
Trong quá trình theo dõi, nếu bạn nhận thấy cân nặng của bé vẫn tăng chậm hoặc không tăng, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để cho lời khuyên.
► Khám sức khỏe định kỳ
Để theo dõi sự tăng trưởng của bé, việc khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng. Điều này giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bé, điều chỉnh chế độ ăn uống và cung cấp các lời khuyên chuyên môn kịp thời.
Dựa trên những đánh giá từ bác sĩ, bạn có thể cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hoặc thậm chí là phương pháp điều trị của bé. Việc điều chỉnh kịp thời sẽ giúp bé cải thiện tình trạng chậm tăng cân và phát triển tốt hơn.
Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự tăng trưởng của bé.
Song, những giải pháp trên đều đóng vai trò quan trọng trong việc trả lời câu hỏi "bé chậm tăng cân phải làm sao?". Bằng cách thực hiện đúng cách và kịp thời, bạn có thể giúp bé tăng cân một cách an toàn và hiệu quả.
IV. Kết luận
Tóm lại, nếu bạn đang lo lắng về câu hỏi "bé chậm tăng cân phải làm sao?", hãy nhớ luôn theo dõi sức khỏe của bé và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia khi cần thiết. Mỗi bé có tốc độ phát triển riêng, vì vậy ba mẹ hãy thật kiên nhẫn, yêu thương và đồng hành cùng con trong suốt hành trình này nhé.