Dù bạn là vận động viên chuyên nghiệp hay những người đam mê thể dục hàng ngày, việc hiểu rõ về dinh dưỡng trong tập luyện thể thao có thể tạo ra sự khác biệt giữa một buổi tập luyện bình thường và một buổi phá vỡ kỷ lục cá nhân. Hãy khám phá những bí quyết dinh dưỡng thể thao sau đây để bạn có thể chơi khỏe và sống vui mỗi ngày.

I. Dinh dưỡng thể thao là gì?

Dinh dưỡng thể thao là kế hoạch ăn, uống được thiết kế có mục đích để giúp người tập luyện, rèn luyện và thi đấu có đủ điều kiện về sức khỏe thể hình, thể chất cũng như năng lượng phù hợp cho cơ thể hoạt động có hiệu quả, an toàn.

Dinh dưỡng thể thao áp dụng cho tất cả các đối tượng có đam mê, thói quen và thường xuyên tập luyện, thi đấu thể chất ở các cấp độ từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp.

 

Dinh dưỡng thể thao

 

II. Nguyên tắc cơ bản của dinh dưỡng thể thao

Cơ thể bạn là một cỗ máy tinh xảo, và thức ăn chính là nhiên liệu. Bạn muốn có một cỗ máy hoạt động tối ưu, bạn cần nạp nguồn nhiên liệu tốt. Và nguyên tắc cơ bản đầu tiên của dinh dưỡng thể thao chính là đảm bảo dinh dưỡng cân bằng.

 

Dinh dưỡng thể thao

1. Macronutrients - chất dinh dưỡng đa lượng: nền tảng của sức mạnh

Macronutrients là những dưỡng chất mà cơ thể cần ở lượng lớn để cung cấp năng lượng và duy trì các chức năng sống. Mỗi macronutrient đóng một vai trò riêng biệt và không thể thiếu.

- Protein: 

Đây là những chuỗi amino acid liên kết với nhau, là thành phần chính của cơ bắp. Khi tập luyện, cơ thể chúng ta tạo ra những tổn thương nhỏ gọi là micro-tears trên cơ bắp, protein giúp sửa chữa và làm đầy những tổn thương này, qua đó phát triển cơ bắp mạnh mẽ hơn. 

Ngoài ra, protein không chỉ giúp xây dựng cơ bắp mà còn là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, hormone, và các enzyme.

 

Dinh dưỡng thể thao

 

- Carbohydrates (Carbs): 

Carbs là nguồn năng lượng chính được sử dụng bởi cơ thể, chuyển hóa nhanh thành glucose, nhiên liệu cho các tế bào. Trong quá trình tập luyện, carbs cung cấp năng lượng cần thiết để duy trì sự nhanh nhẹn và sức bền, và giúp nạp lại glycogen, một dạng dự trữ năng lượng trong cơ và gan.

- Lipid: 

Chất béo cung cấp năng lượng dự trữ cho cơ thể, đặc biệt trong các hoạt động kéo dài. Ngoài ra, chất béo cần thiết cho việc hấp thụ vitamin tan trong chất béo (A, D, E, và K) và là thành phần quan trọng của màng tế bào, giúp bảo vệ các cơ quan và sản xuất hormone. Chất béo không bão hòa, đặc biệt là omega-3, còn đóng vai trò trong việc giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

 

Dinh dưỡng thể thao

 

Việc cân bằng giữa protein, carbs và lipid là chìa khóa cho một chế độ ăn uống lành mạnh, hỗ trợ tối ưu hóa sức khỏe và tăng hiệu suất tập luyện.

2. Micronutrients - chất dinh dưỡng vi lượng: những người hùng thầm lặng

Micronutrients, mặc dù chỉ cần trong lượng nhỏ, nhưng chúng là những nhân tố chính yếu trong trò chơi sức khỏe và hiệu suất tập luyện. Vitamin giữ vai trò thiết yếu trong việc sản xuất năng lượng, tổng hợp protein, và quản lý phản ứng hóa học trong cơ thể. Khoáng chất như sắt, canxi, và magiê cần thiết cho việc vận chuyển oxy, co cơ, và duy trì xương chắc khỏe.

Micronutrients cũng rất quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật và nhanh chóng phục hồi sau chấn thương. Chúng cũng đóng một vai trò trong việc bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa và viêm nhiễm, thúc đẩy sức khỏe lâu dài và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe mãn tính.

 

Dinh dưỡng thể thao

 

Ngoài ra, micronutrients hỗ trợ quá trình chuyển hóa, giúp cơ thể tối ưu hóa việc sử dụng các macronutrients để sản xuất năng lượng. Một chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất từ thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, và các sản phẩm sữa là cực kỳ quan trọng để duy trì sự cân đối và hiệu quả của dinh dưỡng thể thao.

3. Hydration: Nước là thành phần không thể thiếu trong dinh dưỡng thể thao

Nước chiếm phần lớn cơ thể bạn và là thành phần không thể thiếu trong mọi quá trình sinh học. Mất nước có thể gây ra mệt mỏi, suy giảm tập trung, và giảm hiệu suất. Do đó, người tập luyện thể thao cần duy trì sự cân bằng nước cần thiết để cơ thể hoạt động ở mức tối ưu.

Nước giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào, và làm giảm tải cho thận bằng cách loại bỏ chất thải. Trong quá trình tập luyện, cơ thể mất nước qua mồ hôi, và việc bù đắp lượng nước mất đi là cần thiết để tránh mệt mỏi, chuột rút, và giảm hiệu suất thể thao.

 

Dinh dưỡng thể thao

 

Để duy trì sự cân bằng nước, mỗi người cần uống đủ nước hàng ngày dựa trên cân nặng, mức độ hoạt động, và điều kiện môi trường. Việc theo dõi màu sắc của nước tiểu và lượng nước tiểu có thể là chỉ số đơn giản để đánh giá mức độ đủ nước.

Do đó, việc uống nước đều đặn trước, trong, và sau khi tập luyện, cũng như ăn các loại thực phẩm chứa nhiều nước như trái cây và rau củ, sẽ giúp duy trì sự cân bằng nước cho cơ thể.

>> Tham khảo thêm: 

III. Dinh dưỡng trước, trong và sau tập luyện

1. Dinh dưỡng trước khi tập luyện

Ăn trước khi tập luyện không chỉ giúp bạn cung cấp năng lượng mà còn ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sau đó. Bữa ăn của bạn nên chứa nhiều carbohydrate, một lượng protein vừa đủ, ít chất béo tốt và đủ nước để duy trì hydrat hóa.

Nguyên tắc dinh dưỡng trước khi tập luyện phụ thuộc vào khối lượng và thành phần bữa ăn. Nếu bữa ăn lớn và có chứa chất béo thì nên tiêu thụ ít nhất một vài giờ trước khi tập luyện.Càng gần buổi tập luyện thì khối lượng bữa ăn nên nhỏ và đơn giản.

Ví dụ: Với các bữa ăn lớn (bữa chính) có chứa carbs phức, protein nạc và chất béo tốt, cần ăn tối thiểu 3 - 4 giờ trước khi tập luyện. Với các bữa ăn nhỏ (bữa phụ) có chứa carbs đơn, protein dễ tiêu hóa cần ăn tối thiểu 1 - 3 giờ trước khi tập luyện.

 

Dinh dưỡng thể thao

 

2. Dinh dưỡng trong tập luyện

Uống đủ nước chính là chìa khóa quan trọng nhất để duy trì hiệu suất trong tập luyện. Việc tiếp nhiên liệu sẽ phụ thuộc vào môn thể thao, cường độ và thời gian của buổi tập.

  • Đối với buổi tập ngắn (dưới 45 phút), có thể chỉ cần uống nước chứa khoáng.
 
  • Đối với buổi tập kéo dài hơn 1 - 2 giờ, hoặc hơn nên bổ sung thêm 30 - 60g carbs/giờ (nước uống thể thao, chuối, nho khô - các loại thực phẩm đơn giản, dễ tiêu hóa và cung cấp lượng đường nhanh) để duy trì hiệu suất.
 

Dinh dưỡng thể thao

 

 

3. Dinh dưỡng sau khi tập luyện

Sau một buổi tập luyện, việc nạp nhanh chóng carbohydrate và protein rất quan trọng để kích thích quá trình phục hồi năng lượng và sửa chữa cơ bắp. 

Carbohydrate giúp tái tạo nhanh chóng nguồn glycogen đã tiêu hao, trong khi protein cung cấp amino acids cần thiết cho quá trình tổng hợp protein mới, giúp phục hồi cơ bắp. Nước giúp cân bằng bù lại lượng chất lỏng và điện giải đã mất, hỗ trợ chuyển hóa.

Một ly sinh tố là lựa chọn lý tưởng vì dễ chuẩn bị và tiêu hóa nhanh, đảm bảo cung cấp nhanh chóng những dưỡng chất cần thiết. Chuối cung cấp carbs tức thì, sữa đậu nành và đậu phộng cung cấp protein và chất béo lành mạnh. 

 

Dinh dưỡng thể thao

 

Thời gian ngay sau khi tập luyện là lúc cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, vì vậy việc tận dụng "cửa sổ vàng" này là chìa khóa để tối ưu hóa quá trình phục hồi.

Lưu ý: Thời gian nạp dinh dưỡng sau khi tập luyện phải ít nhất 15 phút (để não và bộ máy tiêu hóa trở lại trạng thái tốt nhất).

IV. Xác định mục tiêu cá nhân và nhu cầu calo 

Khi bạn đã nắm vững các nguyên tắc cơ bản của dinh dưỡng thể thao, bước tiếp theo là thiết kế một kế hoạch ăn uống phù hợp với mục tiêu cá nhân của bạn. Dù bạn muốn tăng cơ, giảm cân, hay cải thiện sức bền, việc xác định nhu cầu calo và dinh dưỡng là bước không thể bỏ qua.

Mục tiêu của bạn là gì? Bởi mỗi mục tiêu sẽ cần một lượng năng lượng khác nhau. Chúng ta sẽ xem xét cách tính nhu cầu calo hàng ngày dựa trên mục tiêu đó.

 

Dinh dưỡng thể thao

 

Khi xác định mục tiêu cá nhân, bạn cần cân nhắc liệu bạn muốn tăng cơ, giảm mỡ, cải thiện sức bền, hay chỉ duy trì sức khỏe. Mỗi mục tiêu này đòi hỏi một lượng năng lượng (calo) cụ thể. 

Ví dụ, tăng cơ đòi hỏi chế độ ăn giàu protein và calo cao hơn mức duy trì, trong khi giảm cân cần một lượng calo ít hơn so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Để tính nhu cầu calo hàng ngày, bạn có thể sử dụng các công thức như Basal Metabolic Rate (BMR) và Total Daily Energy Expenditure (TDEE). BMR tính lượng calo cần thiết cho cơ thể để duy trì các chức năng sống cơ bản khi nghỉ ngơi, trong khi TDEE tính thêm lượng calo tiêu hao qua hoạt động hàng ngày và tập luyện. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh lượng calo tiêu thụ để phù hợp với mục tiêu cá nhân.

>> Xem thêm: Cách Tính Nhu Cầu Năng Lượng Cho Các Đối Tượng Khác Nhau

V. Cách điều chỉnh dinh dưỡng theo môn thể thao

Mỗi môn thể thao đặt ra những yêu cầu dinh dưỡng riêng biệt, phụ thuộc vào loại hình hoạt động: sức bền, sức mạnh, hoặc đa năng.

1. Sức bền

Đối với vận động viên chạy marathon, bơi lội, hoặc đua xe đạp, một lượng lớn carbohydrate phức hợp sẽ cung cấp năng lượng kéo dài. Bạn nên tập trung vào các bữa ăn chứa yến mạch, khoai lang, và gạo lứt để tối ưu hóa việc lưu trữ glycogen.

2. Sức mạnh

Vận động viên tập luyện sức mạnh như cử tạ sẽ cần một lượng lớn protein để hỗ trợ sự phát triển và bảo dưỡng cơ bắp. Các nguồn protein chất lượng cao bao gồm ức gà, cá, trứng, các sản phẩm từ đậu nành, và whey protein.

 

Dinh dưỡng thể thao

 

3. Đa năng

Thể thao như bóng đá hay bóng rổ yêu cầu cả hai khả năng sức bền và sức mạnh. Vì thế, một chế độ ăn cân đối giữa carbohydrate, protein, và chất béo là cần thiết. Các bữa ăn nên bao gồm một sự pha trộn của rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo tốt từ các nguồn như dầu ô liu và các loại hạt.

Ngoài ra, người luyện tập thể thao có thể sử dụng thêm thực phẩm bổ sung/thực phẩm chức năng như BCAA hoặc Creatine giúp phục hồi và cải thiện hiệu suất, nhưng chúng không nên thay thế cho một chế độ ăn uống cân đối. 

Những thực phẩm bổ sung này nên được sử dụng dựa trên lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn và loại hình tập luyện.

 

Dinh dưỡng thể thao

 

VI. Dinh dưỡng bổ sung trong tập luyện thể thao

1. Đối tượng sử dụng thực phẩm bổ sung/thực phẩm chức năng

  • Người chơi thể thao bán chuyên đến chuyên nghiệp.
 
  • Người có thể tạng gầy yếu, tiền sử ăn uống, hấp thu dinh dưỡng kém.
 
  • Người có mục tiêu cao, muốn đạt thành tích thể thao, thi đấu.
 
  • Người không có điều kiện chế biến, chuẩn bị thực phẩm tốt.
 
  • Người có sự thoải mái về kinh tế.
 
  • Người có sở thích, thói quen sử dụng.
 

2. Các nhóm loại thực phẩm bổ sung/thực phẩm chức năng trong dinh dưỡng thể thao

- Nhóm tăng cường hệ vận động (xương, khớp, dây chằng):

  • Khớp: Glucosamin, Chondroitin, Shark Cartilage,...
  • Xương: Calcium, Vitamin D3, Vitamin K2, Magnesium - Znc.
  • Dây chằng: Tendoactive, Ligamento, Collagen Type 1, Vitamin C.
 

- Nhóm chất bổ sung và phục hồi: 

Whey protein, Casein protein, BCAA, Glutamine.

- Nhóm tăng hiệu suất thể thao:

  • Trước khi tập luyện: ABE/C4/ Pre Rage, Nutrex OutLift, Creatine/Caffeine, Beta-Alanine, Citrulline.
  • Trong tập luyện: EAA, BCAA, Amino Fast, Intra Booster, Alpha Pump.
  • Sau tập luyện: Whey Protein, Creatin/BCAA, BSN Cellmass, Recovermode, Reload Recovery, Glutamine.

VII. Kết luận

Tóm lại, những lựa chọn món ăn của bạn hôm nay sẽ quyết định hiệu suất và thành tích của bạn ngày mai. Do đó, việc hiểu đúng về dinh dưỡng thể thao là vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu suất tập luyện và kết quả thi đấu. Đừng để những sai lầm dinh dưỡng cản trở bạn đạt được đỉnh cao phong độ!