TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Có thể bạn đã từng đọc hoặc nghe ai đó nói về tác hại của rượu bia đối với sức khỏe nhan nhản trên khắp các mặt báo, nhưng liệu rằng bạn có thực sự hiểu hết về nó? Hãy cùng Ad khám phá nhiều hơn trong nội dung sau đây nhé.
1. Uống rượu bia nhiều có tác hại gì?
Thành phần chính có trong rượu bia đó là ethanol - một loại thuốc kích thích thần kinh. Khi dùng liều nhỏ, nó đóng vai trò như một loại thuốc an thần, làm giảm sự tự ti và lo lắng để tạo ra cảm giác phấn khích.
Tuy nhiên, khi dùng liều cao hơn, nó gây ngộ độc, đờ đẫn và bất tỉnh. Với lượng đủ lớn, ethanol sẽ làm chậm chức năng não, kích thích dạ dày, khiến bạn mất nước, hạ thân nhiệt và giảm lượng đường trong máu.
Uống nhiều rượu bia gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe (Nguồn ảnh: ST)
► Một số tác hại của rượu bia đối với sức khỏe?
– Miệng: Cơ thể tiếp xúc với rượu mạnh có thể phá hoại các tế bào ở trong miệng, họng và thực quản, thúc đẩy ung thư ở những khu vực này, đặc biệt là với những người hút thuốc.
– Dạ dày: Ethanol kích thích dạ dày sản sinh ra một lượng lớn các axit có thể gây khó chịu cho lớp tế bào ở bề mặt dạ dày và qua thời gian sẽ tạo thành các vết loét.
– Hệ tuần hoàn: Ethanol khiến các mạch máu giãn ra, làm bạn cảm thấy ấm. Nó cũng khiến huyết áp và nhịp tim giảm tạm thời. Các mao mạch cũng có thể bị vỡ.
– Gan: Sử dụng rượu bia liên tục dẫn đến viêm và tạo sẹo ở các tế bào gan. Chất béo bắt đầu tích trữ ở giữa các tế bào này gây gan nhiễm mỡ, khiến gan khó hoạt động bình thường hơn.
– Thận: Cồn làm tăng sự sản sinh nước tiểu sau khi uống chỉ trong 20 phút. Uống quá nhiều có thể dẫn đến khát và mất nước.
– Não: Một phần cồn sẽ được não phân giải và ngay lập tức tác động đến não. Việc kiểm soát các chức năng thần kinh và vận động sẽ càng lúc càng khó khăn.
– Phổi: Uống rượu làm tăng nguy cơ hít phải những chất nôn và cũng có tác động đến lượng oxit nitric, cả hai đều khiến phổi dễ bị nhiễm trùng hơn.
Các cơ quan bị tàn phá bởi rượu (Nguồn ảnh: ST)
2. Tại sao uống bia lại bị đau đầu?
Mất nước thường được cho là nguyên nhân gây ra đau đầu, nhưng thủ phạm thực sự được cho là các tạp chất, các chất phụ gia trong hương vị và màu sắc trong đồ uống. Cũng có giả thuyết cho rằng những sự khó chịu sau khi uống rượu có thể liên quan đến hệ miễn dịch. Và sự khó chịu này chỉ bắt đầu sau khi toàn bộ lượng cồn đã được chuyển hóa.
Các triệu chứng sau khi uống rượu bia điển hình bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu và có thể kéo dài đến 24 tiếng. Sự khó chịu sau khi uống các loại cồn sẽ tăng theo thứ tự: Bia => Vodka => Gin => Vang trắng => Whisky => Rum => Vang đỏ => Brandy.
Triệu chứng sau khi uống bia rượu là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn (Nguồn ảnh: ST)
Song, việc sử dụng cồn quá mức có thể khiến một người uống rượu để xã giao thành một tay bợm rượu. Khi đó cơ thể sẽ phát triển khả năng chịu đựng cồn và việc ngừng uống rượu sẽ trở nên khó khăn hơn về mặt tâm lý.
Do đó, từ bỏ rượu sẽ sản sinh ra các triệu chứng vật vã vì thiếu rượu, vốn cũng tai hại không kém những triệu chứng của uống rượu.
Uống bia rượu sẽ gây ra nhiều cảm giác khó chịu như đau đầu, chóng mặt... (Nguồn ảnh: ST)
3. Uống bia có béo không?
Có thể bạn chưa biết, mỗi gam chất cồn cung cấp 7 calo. Do đó, chất cồn trong bia rượu cung cấp năng lượng gần như tương đương với chất béo.
Ví dụ:
- 1 lon bia 355ml chứa 5% cồn và 155 calo.
- 1 ly rượu mạnh 44ml chứa 40% cồn và 95 calo.
- 1 ly rượu vang đỏ 150ml chứa 12% cồn và 125 calo.
- 1 ly rượu mạnh pha chế 192ml chứa 5% cồn và 150 calo.
Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa rượu để sinh năng lượng lại cần các enzyme xúc tác có nguồn gốc từ các vitamin nhóm B, vốn dự trữ rất ít trong cơ thể.
Vì vậy, với một lượng rượu lớn, cơ chế chuyển hóa ethanol thành năng lượng sẽ bị hạn chế, lúc đó các chất chuyển hóa của rượu có khuynh hướng được tổng hợp thành chất béo. Đây chính là cơ chế làm tăng nguy cơ nhiễm mỡ tế bào gan ở những người uống nhiều rượu.
Uống nhiều bia rượu là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ và tăng cân (Nguồn ảnh: ST)
4. Mỗi ngày nên uống bao nhiêu rượu bia là đủ?
Chất cồn không được xem là chất dinh dưỡng, do cơ thể không có nhu cầu sử dụng. Ngược lại, chất cồn có thể mang đến những tác hại nghiêm trọng cho các tế bào trong cơ thể nhất là tế bào thần kinh và tế bào gan, lâu ngày dẫn đến những tổn thương không thể phục hồi.
Vì khả năng hấp thu và chuyển hóa chất cồn của cơ thể mỗi người rất khác biệt nhau, nên lượng thức uống có cồn được khuyến cáo chung cho người Việt Nam (cao 1m6 – 1m62 và nặng 50 – 60kg), mỗi ngày không nên dùng quá 1 lon bia 330ml, hoặc 200ml rượu nhẹ; hoặc 60ml rượu mạnh.
Song, nồng độ cồn tối đa được xem là an toàn với cơ thể là 0,08% trọng lượng cơ thể. Tốc độ thải trừ trung bình của cơ thể đối với chất cồn là 0.01% mỗi giờ. Vì vậy, ít nhất sau 8 giờ cơ thể mới thải trừ hết lượng cồn của một phần thức uống có cồn nói trên.
Mỗi ngày không nên dùng quá 1 ly rượu nhẹ (200ml) để đảm bảo sức khỏe (Nguồn ảnh: ST)
5. Kết luận
Với những chia sẻ trên đây, chúng ta có thể thấy rằng tác hại của rượu bia đối với sức khỏe là vô cùng lớn. Vì vậy, nếu có thể, bạn hãy ngừng uống rượu bia để bảo vệ sức khỏe hoặc chọn cho mình một liều lượng vừa đủ để vừa thỏa mãn nhu cầu nhưng vẫn trong tầm kiểm soát nhé.
>> Xem thêm: Uống bia và rượu cái nào hại hơn?