CÁCH CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG TÂM LÝ

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống đầy đủ tiện nghi vật chất thì cũng là lúc con người dễ rơi vào căn bệnh trầm cảm hoặc những chứng bệnh về tâm lý gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy làm cách nào để tự chữa lành vết thương tâm hồn trong xã hội hiện đại?

I. Dấu hiệu nhận diện bản thân bị tổn thương tâm lý

Cuộc sống hiện đại hối hả, con người càng ngày càng lao vào công việc với những mục tiêu tài chính, với những dự án, những thành tựu vật chất mà quên chăm sóc đời sống tinh thần khiến mảnh đất tâm hồn trở nên khô héo và cằn cỗi. 

Do đó, chúng ta sẽ thấy số người mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, có vấn đề về tâm lý hiện nay (đặc biệt là sau đại dịch covid) ngày một gia tăng trên toàn cầu.

 

Tự chữa lành vết thương tâm hồn

Sau đại dịch, số người bị trầm cảm, rối loạn lo âu ngày một gia tăng trên toàn cầu.

 

► Có 2 nhóm người bị tổn thương tâm lý phổ biến là:

  • Nhóm dễ nhận biết:
 

Những người thất bại trong công việc, tình cảm. Những người gặp biến cố, cú sốc lớn trong đời sống gây ra những biến động về tâm lý một cách rõ nét dẫn đến bệnh trầm cảm, tự ti, khép mình và không muốn tiếp xúc với ai.

 

Tự chữa lành vết thương tâm hồn

Người bị thất bại trong công việc dễ rơi vào trầm cảm (Nguồn ảnh: ST)

 

  • Nhóm khó nhận biết:
 

Những người bị cuốn vào guồng quay của công việc, có đời sống thiếu cân bằng, nghèo nàn về cảm xúc, luôn trong trạng thái căng thẳng, lo âu. Dù là chưa thành công hay rất thành công trong sự nghiệp nhưng mỗi ngày trôi qua, bản thân họ luôn phải đối mặt với những cảm xúc thất thường như:

- Đang vui bỗng nhiên buồn bất chợt,

- Cảm giác buồn chán không có lý do, không muốn làm gì,

- Năng lượng đột ngột tụt dốc không phanh, nhìn gì cũng thấy chán,

- Mất kiểm soát cảm xúc: la hét, giận dữ mỗi khi có một vấn đề bất như ý xảy ra,

- Dễ khóc khi nhìn thấy hình ảnh hoặc sự kiện gợi lại nỗi đau trong quá khứ...

 

Tự chữa lành vết thương tâm hồn

Cảm giác chán nản không muốn làm gì (Nguồn ảnh: ST)

 

II. Nguyên nhân gây ra vết thương tâm lý

Theo các chuyên gia tâm lý trên thế giới, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tổn thương tâm lý. Điển hình là một số nguyên nhân sau đây:

- Những tổn thương từ thuở nhỏ như: bị đối xử kỳ thị, bị bạo hành, bị lạm dụng tình dục, sự nghiêm khắc cực đoan từ cha mẹ, từ những câu nói mang tính “sát thương”, thiếu sự công nhận, lắng nghe, động viên hoặc cha mẹ ly hôn.

- Từ những thất bại đầu đời trong công việc, trong tình cảm đôi lứa.

- Biến cố lớn trong đời: phá sản, mất người thân…

- Sống trong sự căng thẳng, lo âu trong một thời gian dài.

- Đặt kỳ vọng quá lớn vào vấn đề nào đó nhưng kết quả không như mong đợi.

- Có một lối sống sai lầm, lao vào nghiện ngập cờ bạc, rượu chè, tình dục, sống hưởng thụ vật chất, và bỏ rơi bản thân với đời sống tâm hồn nghèo nàn.

 

Tự chữa lành vết thương tâm hồn

Nguyên nhân gây ra các vết thương tâm lý.

 

III. Tự chữa lành vết thương tâm hồn

Thông thường, những người bị tổn thương tâm lý có khuynh hướng không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Bởi họ nghĩ rằng, không ai có thể giúp được họ, không ai ngoài họ có thể hiểu được nỗi lòng của chính mình.

Cũng đôi lúc họ thử chia sẻ vấn đề của mình cho người khác nhưng những gì họ nhận lại là sự phê phán, kì thị hoặc tệ hơn là người tiếp nhận thông tin có mức năng lượng không đủ cao vô tình “tặng thêm” năng lượng tiêu cực khiến tâm trạng họ càng trở nên tệ hơn.

Do đó, họ nghĩ cách tốt nhất nên rút lui, tránh xa đám đông, giấu kín cảm xúc và không mở lòng ra với bất kỳ ai. Nhưng khổ thay, đó là giải pháp sai lầm và càng khiến họ lún sâu hơn vào ngõ cụt. Bởi vì người đang có vết thương tâm lý với nguồn năng lượng yếu đuối, và đầy cảm xúc tiêu cực là đối tượng rất cần sự giúp đỡ.

Tuy nhiên, một trong những điều kiện tiên quyết trước khi chữa lành tâm hồn là bản thân người bệnh phải thừa nhận rằng mình đang mắc bệnh tâm lý. Và sẵn sàng cho phép người khác giúp đỡ mình cũng như cho bản thân cơ hội đi tìm giải pháp để thoát ra.

 

Tự chữa lành vết thương tâm hồn

Để chữa lành tâm hồn, người bệnh cần có thái độ sẵn sàng cho sự giúp đỡ

 

Song, cách chữa lành vết thương tâm lý sẽ tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, môi trường, lối sống của từng cá nhân. Nhưng nhìn chung, chúng ta sẽ có 2 cách:

1. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác

Người cần chữa lành tâm hồn có thể tìm gặp các bác sĩ tâm lý, các nhà trị liệu, các chuyên gia tâm lý để được nhận định mức độ bệnh cũng như nhận được những lời khuyên hoặc thuốc phù hợp. 

Hoặc có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có năng lượng cao có thể lắng nghe và chia sẻ một cách đầy bao dung và yêu thương, mà không có bất kỳ sự phán xét, kỳ thị nào.

 

Tự chữa lành vết thương tâm hồn

Tìm đến sự giúp đỡ từ các chuyên gia tư vấn tâm lý

2. Tự chữa lành bản thân

Tự chữa lành bằng cách thay đổi môi trường và thay đổi lối sống. Ngưng tiếp nhận các chất an thần bên ngoài như thuốc an thần hoặc cảm giác nghiện một thứ nào đó về vật chất như nghiện công việc, game, cà phê, tình dục… hoặc về tinh thần như nghiện danh vọng, địa vị, sự kính trọng từ người khác…

Tập buông bỏ dần mọi thứ hấp dẫn ở bên ngoài bởi chúng không lâu bền và có thể mất đi bất kỳ lúc nào. Vì khi những chất gây nghiện đó không được cung cấp đủ, chúng ta sẽ trở nên rệu rã và kiệt quệ. Do đó, việc bạn cần làm là thay đổi lối sống, tìm kiếm những hoạt động lành mạnh thay thế như:

- Hòa mình vào thiên nhiên để đón nhận nguồn năng lượng tinh khôi từ đất trời.

- Chơi thể thao (đi bộ, chạy bộ, đạp xe,…).

- Tiếp xúc với người có năng lượng lành như các sư trong thiền viện, tu viện, chùa... hoặc các tổ chức thiện nguyện.

- Tập yoga.

- Tập yêu thương chính mình: ăn uống lành mạnh, điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng.

- Chơi đùa với trẻ con, thú cưng.

- Viết nhật ký, trò chuyện với “đứa trẻ” bên trong.

- Thiền định mỗi ngày, sống an vui trong khoảnh khắc của hiện tại.

 

Tự chữa lành vết thương tâm hồn

Các hoạt động giúp chữa lành vết thương tâm hồn.

>> Tham khảo: 7 hoạt động giúp cân bằng cảm xúc, chữa lành với thiên nhiên.

Những hoạt động này sẽ giúp tinh thần được thư giãn, vui tươi và bình an. Khi đó, cơ thể sẽ tự tiết ra các hormone (hóa chất thần kinh) như endorphin, serotonin, oxytocin, dopamine.

  • ENDORPHIN: Người tiêu diệt niềm đau

Loại hormone này có tác dụng sản sinh cảm giác thư thái, phấn chấn, lạc quan, yêu đời, ngoài ra còn tăng cường sức đề kháng, giảm cơn đau, stress và làm chậm quá trình lão hóa.

  • OXYTOCIN: Hormone yêu thương

Loại hormone này khiến bạn có cảm giác được yêu thương và tin tưởng đối phương nhiều hơn.

  • SEROTONIN: Kẻ cân bằng tâm trạng

Đây là loại hormone có tác động rất lớn đến trạng thái buồn vui của bạn. Nó giúp điều tiết tâm trạng và chống trầm cảm. Ngoài ra, hormone này có tác dụng như liều thuốc trợ ngủ tự nhiên.

  • DOPAMINE: Hóa chất phần thưởng

Hormone này được giải phóng khi bạn cố gắng phấn đấu vì một mục tiêu nhất định. Chúng thúc đẩy bạn nỗ lực làm việc hơn để chạm tay tới đích. Chúng giúp bạn nâng cao tinh thần và sự tập trung. 

Thông qua những hoạt động đó, chúng ta sẽ dần nâng cao nội lực của bản thân, sống chủ động và không bị phụ thuộc vào các thứ hấp dẫn khác ở bên ngoài. Đó chính là cơ chế của bản thân tự chữa lành.

IV. Kết luận

Hi vọng những thông tin về cách tự chữa lành vết thương tâm hồn được chia sẻ trên đây sẽ giúp chúng ta có cuộc sống bình an, vững vàng hơn trong xã hội hiện đại dù cho có bất kỳ biến cố nào xảy ra chăng nữa. Chúc bạn một ngày vui vẻ và hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ tiếp theo.

>> Tham khảo: Cách nâng cao tần số năng lượng để sống khỏe mạnh, an vui.