XU HƯỚNG THỰC PHẨM TRONG TƯƠNG LAI
Với áp lực ngày càng gia tăng lên những thực phẩm chính yếu (thịt, cá, thủy hải sản…) thì việc xuất hiện thực phẩm tương lai thay thế thịt càng trở nên cấp thiết hơn. Vậy, xu hướng thực phẩm trong tương lai là những loại thực phẩm gì, mời bạn theo dõi chi tiết trong nội dung sau đây.
I. Sự cấp thiết của thực phẩm tương lai
Nhu cầu ăn thịt đang tăng lên trên khắp thế giới và việc chăn nuôi gia súc kém hiệu quả của một số quốc gia có nghĩa là đang tồn tại một nhu cầu cấp thiết dành cho những phương án thay thế.
Và xu hướng thực phẩm tương lai có thể bao gồm việc tận dụng những thực phẩm đang tồn tại nhưng ít được sử dụng và đồng thời tạo ra những nguồn thực phẩm hoàn toàn mới.
Xu hướng thực phẩm trong tương lai (Nguồn ảnh: ST)
1. Những thực phẩm tương lai đang tồn tại nhưng ít được sử dụng
Thú và chim:
Ngựa, kangaroo, đà điểu, các loài chim, chuột lang… là những con vật được ăn tại một số nền văn hóa, nhưng những nền văn hóa khác lại nhìn chúng đầy hoài nghi. Hiện tại, chuột cống và chuột nhắt là thực phẩm chủ đạo tại một số vùng ở Đông Nam Á và châu Phi.
Thịt đà điểu (Nguồn ảnh: ST)
Côn trùng:
Côn trùng vốn đã được nhiều người tiêu thụ và có thể là một nguồn thịt bền vững hơn. Ví dụ: 80% cơ thể của một con dế là ăn được, so với con số 40% ở bò. Hơn nữa, 100g thịt dế chứa nhiều protein hơn 100g thịt bò.
Do đó, đây là nguồn tạo ra protein hết sức hiệu quả và là một lựa chọn hấp dẫn để sử dụng rộng rãi hơn nữa.
Thịt dế (Nguồn ảnh: ST)
Đậu khô và củ:
Mặc dù đậu khô và củ đã được sử dụng rộng rãi, vẫn còn nhiều giống giàu dưỡng chất và có thể trở thành những nguồn thực phẩm giá trị, trong đó có cả củ đậu châu Phi và củ me đất oca.
Củ me đất oca (Nguồn ảnh: ST)
2. Xu hướng thực phẩm trong tương lai
Bất kỳ thực phẩm mới nào cũng cần có những đặc điểm nhất định nếu muốn trở thành một nguồn bổ sung thiết thực trong chế độ ăn của con người. Chúng cần phải an toàn, vừa là một nguồn dưỡng chất tốt, vừa mang lại lợi nhuận cho sản xuất và lý tưởng nhất là ít ảnh hưởng tới hệ sinh thái.
Tảo lớn (rong biển):
Tảo là một thực phẩm thông dụng ở châu Á. Một vài loại tảo cũng đã được nuôi trồng và sử dụng làm thực phẩm như bột tảo.
Bột tảo (Nguồn ảnh: ST)
Đậu lupin:
Đậu lupin vốn đã là một phần của nhiều nền ẩm thực, nhưng chúng cũng được sử dụng làm nguyên liệu thô sản xuất ra thực phẩm chứa đạm thực vật tổng hợp. Ví dụ như thịt lupin và bột lupin. Ngoài tảo và đậu lupin thì các nhà khoa học cũng đang cố gắng phát triển thịt từ cơ động vật (thịt nuôi cấy).
Thịt nuôi cấy:
Dân số toàn cầu ngày càng tăng lên đã tạo ra nhu cầu về thực phẩm, trong đó có thịt, ngày càng cao. Tuy nhiên, thịt từ động vật đòi hỏi phải có rất nhiều nguồn tài nguyên, như đất, thức ăn và nước…, và có thể không phải là một giải pháp bền vững lâu dài.
Một câu trả lời tiềm năng là phát triển thịt trên các canh trường, sử dụng tế bào cơ gốc của động vật làm tế bào ban đầu.
Ví dụ ăn được đầu tiên của thịt nuôi cấy – một mẫu được phát triển trong phòng thí nghiệm – đã được công bố vào năm 2013.
Nhưng chúng ta vẫn chưa thể vượt qua được những thách thức về kỹ thuật của việc tạo ra “thịt ống nghiệm” trên quy mô lớn. Vì vậy, điều này vẫn khó lòng giải quyết được nhu cầu ngắn hạn dành cho thịt.
Thịt nuôi cấy (Nguồn ảnh: ST)
II. Quy trình sản xuất “thịt nuôi cấy” – xu hướng thực phẩm trong tương lai
1. Thu hoạch mẫu cơ
Người ta lấy một mẫu cơ nhỏ, thường là từ bò hoặc lợn, và chiết ra tế bào gốc. Những tế bào gốc này sẽ được nuôi cấy và phát triển thành thịt.
2. Nuôi cấy các tế bào gốc cơ
Các tế bào gốc được đặt ở trên các đĩa nuôi cấy và được cung cấp các dưỡng chất để phát triển. Điều này là nhằm cung cấp đủ lượng tế bào để phát triển thành những lượng thịt lớn trong thiết bị phản ứng sinh học.
Nuôi cấy tế bào gốc (Nguồn ảnh: ST)
3. Đặt các tế bào gốc vào bộ khung (hay chất mang)
Các tế bào gốc được đặt lên những bộ khung, hay còn gọi là chất mang, để chúng có bề mặt cần thiết cho việc phát triển. Những khung vốn có thể phân hủy sinh học và ăn được này sau đó sẽ được đặt vào trong thiết bị phản ứng sinh học.
4. Sản xuất thịt nuôi cấy
Được “tắm” trong chất lỏng dinh dưỡng trong thiết bị phản ứng sinh học, các tế bào phát triển thành những tấm thịt. Các tấm thịt này rất mỏng (khoảng 1mm), và cần được chế biến để trở thành những miếng thịt có thể ăn được và lớn hơn.
5. Chế biến thịt nuôi cấy
Các tấm thịt mỏng được lấy ra khỏi thiết bị phản ứng và được chế biến thành những lát thịt dày hơn. Các chất phụ gia, chẳng hạn như chất tạo màu, chất tạo hương vị và chất béo, sẽ được trộn lẫn để khiến miếng thịt có hình thức và vị giống thịt tự nhiên.
III. Kết luận
Song, với dân số tăng quá nhanh như hiện nay thì việc dùng thực phẩm tương lai thay thế thịt được nêu trên đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Hi vọng qua những chia sẻ này, bạn sẽ đón nhận các loại thực phẩm thay thế với một tâm thế sẵn sàng hơn.
Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp.
>> Xem thêm: Chế độ ăn của người phương Tây khác phương Đông như thế nào?