ĐAU DẠ DÀY NÊN ĂN GÌ?

Dạ dày là một trong những bộ phận đảm nhận nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nên khi dạ dày bị tổn thương thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng? Vậy khi đau dạ dày (đau bao tử) nên ăn gì và không nên ăn gì?

I. Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp

Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng chính yếu trong hoạt động dinh dưỡng của con người, là nơi các thức ăn được chuyển thành các chất dinh dưỡng. Do đó, bất kỳ các rối loạn nào trong hoạt động của hệ tiêu hóa cũng có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự sống.

Các bệnh về đường tiêu hóa có thể kể đến gồm: trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh tiêu chảy, bệnh táo bón, bệnh trĩ,…

đau dạ dày (hay đau bao tử) là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến nhất, có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em cho đến người già.

đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì

Hệ tiêu hóa (Nguồn ảnh: ST)

II. Đau dạ dày (đau bao tử) là gì?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị viêm loét nên người bệnh thường có cảm giác đau âm ỉ khi ăn quá no hoặc khi quá đói. Ngoài ra, vào những lúc làm việc quá sức hoặc khi căng thẳng cũng gây ra những cơn đau thắt khó chịu.

Đặc điểm chung của các mức độ bệnh lý về dạ dày là: giảm khả năng chứa thức ăn của dạ dày, có những cơn đau khi ăn, có sự thay đổi trong tiết men tiêu hóa, có sự giảm tiêu hóa thức ăn dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng. 

Ngoài ra, bệnh đau dạ dày còn làm giảm khả năng hấp thu vitamin B12 nên có thể gây thiếu máu.

đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì

Đau dạ dày (Nguồn ảnh: ST)

► Đau dạ dày ở vị trí nào?

  • Đau ở vùng thượng vị: Vị trí đau dạ dày ở vùng thượng vị có thể từ bụng lên ngực hoặc lan ra cả sau lưng. 
  • Đau ở vùng bụng giữa: Những cơn đau thường quặn thắt hoặc đau âm ỉ và lan sang cả vùng bụng ở phía bên phải. Đi kèm với cơn đau là cảm giác buồn nôn, khó tiêu, ợ chua …
  • Cơn đau ở vùng bụng dưới bên trái: Người bị bệnh dạ dày bị đau ở vùng này thường sẽ đau khi có cảm giác đói. Khi ăn vào thì cơn đau này sẽ giảm nhưng vẫn sẽ bị tức bụng. Một số còn thấy nóng bụng, khó tiêu và bị đầy hơi, …

III. Triệu chứng đau bao tử

Người bị đau dạ dày (đau bao tử) sẽ có những triệu chứng khá rõ nét. Nhưng trong một số trường hợp, người bệnh không có biểu hiện đặc trưng hoặc một số triệu chứng gần giống với các bệnh lý khác. Do vậy, chúng ta cần hiểu đúng và nắm rõ các dấu hiệu của đau dạ dày để có thể điều trị kịp thời.

1. Đau thượng vị

Đây là vùng nằm ở phía trên rốn và ở dưới vùng xương ức, đôi khi lan ra cả sau lưng. Cơn đau này thường xuất hiện từ một đến hai tuần trong giai đoạn đầu và có thể tái đi tái lại nhiều lần.

Bệnh đau dạ dày biểu hiện nhiều mức độ khác nhau ở mỗi người như: viêm niêm mạc, xuất huyết, viêm loét, ung thư… Đối với từng mức độ bệnh khác nhau, cơn đau thượng vị sẽ khác nhau.

  • Đau dạ dày: Cơn đau thượng vị thường liên quan đến bữa ăn và có tính chu kỳ.
  • Viêm loét dạ dày: Cơn đau thượng vị thường có tính chu kỳ.
  • Ung thư dạ dày: Cơn đau thượng vị không có tính chu kỳ mà kéo dài liên miên.

đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì

Đau thượng vị (Nguồn ảnh: ST)

2. Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn

Cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu là do dạ dày đã bị tổn thương, kéo theo hoạt động tiêu hóa chậm lại, khiến cho người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi và buồn nôn.

đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì

Buồn nôn, nôn (Nguồn ảnh: ST)

3. Chán ăn, không thấy đói 

Người bị đau dạ dày thường ăn ít, lâu ngày sẽ làm lượng thức ăn giảm đi gây cảm giác chán ăn, không thấy đói và ăn kém ngon.

4. Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Môi trường pH trong dạ dày bị mất cân bằng làm cho thức ăn khó tiêu hóa và lên men dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, gây ợ chua, ợ nóng.

đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì

Ợ hơi, ợ chua (Nguồn ảnh: ST)

5. Chảy máu tiêu hóa

Chảy máu tiêu hóa là triệu chứng rất nghiêm trọng của bệnh dạ dày. Người bệnh sẽ có biểu hiện: nôn ra máu, và phân có màu đỏ tươi hoặc màu đen, cảm thấy choáng váng, hoa mắt, tụt huyết áp. Khi thấy dấu hiện này, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

IV. Nguyên nhân gây đau dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống. Do đó, nguyên nhân gây đau dạ dày có thể kể đến, đó là:

- Ăn uống thất thường: Thường bỏ ăn sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn nhanh, nhai không kỹ hoặc ăn thức ăn chưa chín kỹ.

- Uống nhiều rượu bia, thuốc lá.

- Dùng nhiều kháng sinh (thuốc tây) và dùng trong thời gian dài.

- Vi khuẩn HP (xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng).

- Căng thẳng, làm việc quá sức trong thời gian dài.

- Các nguyên nhân khác: ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng của xạ trị…

đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì

Các nguyên nhân gây đau dạ dày (bao tử)

V. Nguyên tắc dinh dưỡng trong bệnh đau dạ dày

Dạ dày là cơ quan tiếp nhận thức ăn và có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhưng khi cơ quan này bị “bệnh”, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào cho phù hợp để không làm tổn thương thêm niêm mạc dạ dày?

1. Chia nhỏ bữa ăn

Người bị đau dạ dày (đau bao tử) nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 6 bữa, các bữa cách đều nhau trong ngày. Lưu ý là kích thước bữa ăn và giờ ăn nên duy trì ở mức độ ổn định nhất.

2. Đau dạ dày nên ăn gì?

- Thức ăn nên được nấu chín, mềm hoặc nhừ (cháo, cơm, khoai lang, khoai tây luộc nhừ). Nên ăn chậm, nhai kỹ trước khi nuốt. 

- Bên cạnh đó, các thức ăn tốt cho dạ dày là thức ăn có tính kiềm (rau, củ quả) hoặc thức ăn giúp hút dịch vị như bột mì, bột nếp… Những thực phẩm có tính chất bao bọc niêm mạc dạ dày như: sữa, trứng, mật ong, nghệ…

- Quan trọng là, người bị đau dạ dày cần uống đủ nước (8 cốc nước, tức 2000ml) mỗi ngày.

đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì

Thức ăn nấu chín mềm, nhừ...tốt cho dạ dày (Nguồn ảnh: ST)

3. Đau bao tử không nên ăn gì?

- Tránh các thức ăn cứng, sống, thức ăn thô có nhiều gân, xơ...

- Tránh các thức ăn làm tăng tiết dịch vị như thức ăn béo (mỡ động vật, da, óc, tủy, nội tạng…), cà phê, trà đặc, rượu, nước tăng lực, nước ngọt có ga, thức ăn chế biến sẵn nhiều muối….

- Ngoài ra, người bị đau dạ dày cũng cần tránh các thức ăn làm thay đổi môi trường hay độ pH của dạ dày như thức ăn chua (cam, chanh...), thức ăn nóng, cay, hạn chế tiêu, ớt, giấm…

đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì

Người bị đau dạ dày cần tránh thức ăn cay, chua (Nguồn ảnh: ST)

4. Đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể

Tỉ lệ chất dinh dưỡng chính gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo vẫn có thể như bình thường 60:15:25 (%) hoặc thay đổi theo hướng tăng bột đường, giảm đạm, giảm béo với tỉ lệ 68:14:18 (%).

Bên cạnh đó, người bị đau dạ dày cũng cần bổ sung thêm các vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin A, vitamin E và các vi khoáng trong trường hợp bữa ăn không cung cấp đủ nhu cầu.

đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì

Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng (chất đường, đạm, béo) theo tỉ lệ phù hợp (Nguồn ảnh: ST)

5. Điều chỉnh lối sống và tâm lý

Ngoài các yếu tố dinh dưỡng thì người bị đau dạ dày cũng cần điều chỉnh các yếu tố liên quan đến lối sống và tâm lý có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày như stress, hút thuốc lá, thức khuya, làm việc quá sức, thiếu ngủ,…

đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì

Điều chỉnh lối sống cân bằng, lành mạnh (Nguồn ảnh: ST)

VI. Kết luận

Hi vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn giải đáp được các câu hỏi liên quan đến căn bệnh đau dạ dày. Và quan trọng hơn, qua bài viết này bạn sẽ biết được người bị đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì để có thể thiết lập một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh cho bản thân và gia đình.

>> Tham khảo: Thế nào là chế độ ăn uống lành mạnh?