Tuy rằng cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ vitamin nhưng đây là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Vậy vitamin có trong thực phẩm nào, loại nào nên ăn mỗi ngày và loại nào chỉ thỉnh thoảng ăn để tránh tạo ra chất độc hại cho cơ thể. Cùng mình khám phá trong nội dung sau đây nhé.

1. Vai trò của vitamin trong cơ thể

Vitamin là các hợp chất hữu cơ thiết yếu, cần thiết cho sự sống còn, phát triển và sức khỏe của cơ thể. Điều thú vị là, mặc dù chúng cực kỳ cần thiết cho hàng loạt các quá trình sinh học, cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ - được tính bằng miligam hoặc microgam - để duy trì chức năng bình thường.

Tuy vitamin không cung cấp năng lượng nhưng chúng tham gia vào cấu trúc các men, các chất chuyển hóa giúp giải phóng năng lượng. Sự thiếu hụt vitamin thường không có triệu chứng đặc hiệu nên khó phát hiện sớm. Đôi khi, người ta chỉ phát hiện ra khi đã xảy ra các biến chứng nặng nề.

 

Vitamin Có Trong Thực Phẩm Nào? Bạn Cần Biết Để Bổ Sung Đủ Chất!_1

Vitamin có nhiều trong các loại trái cây, rau củ quả (Nguồn ảnh: ST)

 

Nhưng may mắn là thực phẩm trong tự nhiên chứa nhiều loại vitamin khác nhau. Do đó, đa số chúng ta có thể thu được phần lớn các loại vitamin mình cần từ chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Trong một vài trường hợp chúng ta ăn không đủ, các thực phẩm bổ sung (thực phẩm chức năng) cũng có thể rất hữu ích.

 

Vitamin Có Trong Thực Phẩm Nào? Bạn Cần Biết Để Bổ Sung Đủ Chất!_2

Vitamin có vai trò rất quan trọng trong cơ thể (Nguồn ảnh: ST)

 

2. Vitamin có mấy nhóm?

Vitamin được phân loại thành hai nhóm chính dựa trên khả năng hòa tan của chúng: vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo.

2.1. Vitamin tan trong nước 

Vitamin tan trong nước bao gồm tất cả các loại vitamin B (B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12) và Vitamin C. 2 loại này được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau trong đó có rau củ và trái cây và các thức ăn giàu protein. Vì là tan trong nước nên các vitamin này có thể nhanh chóng mất đi trong quá trình chế biến đồ ăn như luộc rau củ. 

Hơn nữa, chúng ta cũng không thể dự trữ được các vitamin tan trong nước nên toàn bộ phần thừa sẽ được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Điều này có nghĩa là chúng ta cần tiêu thụ các vitamin loại này mỗi ngày.

 

Vitamin Có Trong Thực Phẩm Nào? Bạn Cần Biết Để Bổ Sung Đủ Chất!_3

Nhóm vitamin tan trong nước (Nguồn ảnh: ST)

2.2. Vitamin tan trong chất béo

Vitamin tan trong chất béo bao gồm vitamin A, D, E, và K. Nhóm vitamin này được lưu trữ trong các mô mỡ và gan, và có thể được giữ lại trong cơ thể dài hơn, do đó không yêu cầu tiêu thụ hàng ngày.

Những lọai vitamin này có nhiều trong các loại thực phẩm giàu chất béo như cá dầu, trứng, thực phẩm làm từ sữa hơn là trong trái cây, rau củ.

Lưu ý: cơ thể không thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo một cách bình thường nếu như chúng ta không ăn kèm chúng với một chút chất béo. Điều này có nghĩa là việc bổ sung những loại vitamin này mà không kèm theo loại đồ ăn phù hợp hoặc không đúng thời điểm có thể sẽ kém hiệu quả hơn.

 

Vitamin Có Trong Thực Phẩm Nào? Bạn Cần Biết Để Bổ Sung Đủ Chất!_6

Vitamin tan trong chất béo (Nguồn ảnh: ST)

3. Vitamin có trong thực phẩm nào?

3.1. Nhóm vitamin tan trong nước có trong thực phẩm nào?

♦ Vitamin nhóm B

Vitamin B đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, hệ thần kinh, mắt, cơ bắp, các cơ quan, da và tóc. Vitamin B là nguyên liệu cần thiết trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và hoạt động điều hòa các phản ứng hóa học trong cơ thể của các enzyme, protein.

 

Vitamin Có Trong Thực Phẩm Nào? Bạn Cần Biết Để Bổ Sung Đủ Chất!_4

Vitamin nhóm B (Nguồn ảnh: ST)

 

► Vitamin B1 (Thiamine) :

 

Vai trò Triệu chứng thiếu vitamin B1Vitamin B1 có nhiều ở đâu?Nhu cầu (mg/ngày)
  • Tham gia quá trình chuyển hóa năng lượng.
 
  • Nguyên liệu hình thành tế bào thần kinh, vỏ myelin của dây thần kinh.
 
  • Đồng thời vitamin B1 cũng giúp chúng ta ăn ngon miệng.
  • Gây đau đầu và cáu bẩn, ăn không ngon, mệt mỏi, đau nhức cơ.
  • Động vật: gan, thịt nạc heo, bò, trứng, cá.
 
  • Thực vật: cám gạo, men bia, ngũ cốc nguyên cám.
  • 1,3 - 1,5

 

► Vitamin B2 (Riboflavin):

 

Vai trò Triệu chứng thiếu vitamin B2Vitamin B2 có nhiều ở đâu?Nhu cầu (mg/ngày)
  • Tham gia quá trình chuyển hóa năng lượng.
 
 
  • Dễ bị phân hủy bởi ánh sáng.
 
  • Miệng, nướu, lưỡi: khô nứt khóe miệng, lưỡi đỏ và đau.
 
  • Hệ thống thần kinh, mắt: giảm thị lực, xung huyết kết mạc, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Động vật: sữa, yaourt, phô mai, gan, thịt.
 
  • Thực vật: ngũ cốc, rau lá màu xanh đậm.

 

  • 1,3 - 1,5

 

► Vitamin B3 (Nacin - PP):

 

Vai trò Triệu chứng thiếu vitamin B3Vitamin B3 có nhiều ở đâu?Nhu cầu (mg/ngày)
  • Tiền chất là tryptophan, B3
    giúp điều chỉnh các hệ thống thần kinh, da và
    tiêu hóa.
 
  • Điều hòa
    cholesterol , làm giảm LDL, tăng HDL.
  • Bệnh Pellarga: tổn thương vùng da tiếp xúc với
    ánh nắng.
 
  • Viêm da, tiêu chảy, mất trí
    nhớ và có thể tử vong.
  • Động vật: phủ tạng, cá.
 
  • Thực vật: khoai tây, rau lá xanh đậm, bánh mỳ, ngũ cốc….
  • Nữ: 14.
 
  • Nam: 16.

 

► Vitamin B5 (Acid Pantothenic):

 

Vai trò Triệu chứng thiếu vitamin B5Vitamin B5 có nhiều ở đâu?Nhu cầu (mg/ngày)
  • Tổng hợp lipid (da và tóc).
 
  • Chất dẫn truyền thần kinh.
 
  • Hormone cortisol.
 
  • Tham gia quá trình chuyển hóa năng lượng.
  • Bệnh Pellarga: tổn thương vùng da tiếp xúc với
    ánh nắng.
 
  • Viêm da, tiêu chảy, mất trí
    nhớ và có thể tử vong.
  • Động vật: thịt, cá, gia cầm, sữa chua.
 
  • Thực vật: nấm, bơ, súp lơ xanh, khoai lang, các hạt thô...

 

  • 5

 

► Vitamin B6 (Pyridoxine): 

 

Vai trò Thiếu vitamin B6Vitamin B6 có nhiều ở đâu?Nhu cầu (mg/ngày)
  • Tổng hợp hemoglobin, tổng hợp serotonin.
 
  • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch (bệnh tự miễn).
 
  • Phòng ngừa điều trị nôn, buồn nôn (thai nghén).
 
  • Chuyển tryptophan => Niacin (vitamin B3).
  • Các vấn đề về thần kinh, tiền đình, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
  • Động vật: thịt, cá.
 
  • Thực vật: rau xanh đậm (bó xôi), đỏ đậm (cà rốt, dưa hấu, cà chua), chuối...

 

  • 1 - 1,3

 

► Vitamin B7 - H - (Biotin):

 

Vai trò Thiếu vitamin B7Vitamin B7 có nhiều ở đâu?Nhu cầu (mcg/ngày)
  • Giúp xương và tóc khỏe mạnh.
 
  •  Đồng thời quan trọng với sự trao đổi chất béo.
 
  • Viêm da, đau cơ và phù lưỡi.
  • Động vật: gan, trứng.
 
  • Thực vật: nấm, men bia, đậu tương, ngũ cốc thô...

 

  • 30

 

► Vitamin B9 (Acid Folic): 

 

Vai trò Thiếu vitamin B9Vitamin B9 có nhiều ở đâu?Nhu cầu (mcg/ngày)
  • Thiết yếu cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh: Nhân đôi DNA,  quá trình phân chia tế bào, sản xuất tế bào hồng cầu..
  • Thiếu máu hồng cầu to, dị tật ống thần kinh của thai nhi.
  • Động vật: gan.
 
  • Thực vật: rau củ lá màu xanh đậm, cam, dâu tây, rau củ họ
    đậu (legume), hạt, mầm lúa mỳ.

 

  • Trước mang thai: 400
 
  • Trong mang thai: 600.

 

► Vitamin B12 ( Mecobalamine):

 

Vai trò Thiếu vitamin B12Vitamin B12 có nhiều ở đâu?Nhu cầu (mcg/ngày)
  • Tham gia vào sự trao đổi chất và tạo các hồng cầu: nhân đôi DNA, quá
    trình phân chia TB, sản xuất TB hồng cầu.
 
  • Dẫn đến tình trạng thiếu máu ác tính.
 
  • Ảnh hưởng chức năng của hệ thần kinh ngoại biên.
 
  • Động vật: thịt, cá, trứng, sữa.
  • 2,4

 

 ♦ Vitamin C

 
Vai trò Thiếu vitamin CVitamin C có nhiều ở đâu?Nhu cầu (mg/ngày)
  • Chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào, trung hòa gốc tự do.
 
  • Tham gia tổng hợp collagen.
 
  • Chống stress.
 
  • Hỗ trợ hấp thu vi khoáng, chuyển hóa amin.
 
  • Chảy máu chân răng, đau khớp, vết thương khó lành. 
 
  • Người có nguy cơ thiếu: người hút thuốc, ít ăn trái cây và rau quả, uống thuốc ngừa thai, nghiện rượu, bị stress, tổn thương tâm lý, phẫu thuật..
 
  • Trái cây, rau lá.
  • 70 - 100

 

>> Xem thêm: Vitamin C có tác dụng gì cho sức khỏe và làn da?

3.2. Nhóm vitamin tan trong chất béo có trong thực phẩm nào?

 

♦ Vitamin A

 
Vai trò Thiếu vitamin AVitamin A có nhiều ở đâu?Nhu cầu (mcg/ngày)
  • Cần thiết cho thị lực.
 
  •  Sự tăng trưởng và phát triển thể chất. 
 
  • Nuôi dưỡng và tái tạo biểu mô  (giác mạc, đường hô hấp, ruột, da...).
 
  • Chống oxy hóa.
 
 
  • Người có nguy cơ thiếu: người hút thuốc, ít ăn trái cây và rau quả, uống thuốc ngừa thai, nghiện rượu, bị stress, tổn thương tâm lý, phẫu thuật..
  • Động  vật: trứng, cá, gan cá, sữa...).
 
  • Thực vật: rau lá xanh, khoai lang, cà rốt, ớt chuông.
  • Nữ: 450.
 
  • Nam: 600.

 

vitamin có trong thực phẩm nào

Vitamin A (Nguồn ảnh: ST)

 

Lưu ý: Gan có thể trữ đủ vitamin A cho cơ thể sử dụng trong 2 năm.

>> Xem thêm: Sự thiếu hụt hoặc dư thừa vitamin A gây tác hại gì đối với sức khỏe?

♦ Vitamin D

 

Vai trò Thiếu vitamin DVitamin D có nhiều ở đâu?Nhu cầu (mcg/ngày)
  • Không thể thiếu trong hấp thu Canxi, Phospho => hình 
    thành và duy trì hệ xương, răng chắc khỏe (95% 
    lượng Canxi được hấp thu phụ thuộc lượng VTM D).
 
  • Vận chuyển can xi về phôi thai.
 
  • Tăng cường can xi vào tuyến sữa.
 
  • Chống nhiễm trùng.
 
 
  • Người có nguy cơ thiếu: người hút thuốc, ít ăn trái cây và rau quả, uống thuốc ngừa thai, nghiện rượu, bị stress, tổn thương tâm lý, phẫu thuật..
  • Trong thực phẩm (20% nhu cầu):
 

- D2: từ thực vật.

- D3: từ động vật (cá béo, gan ĐV, lòng đỏ trứng, sữa).

 

  • Trong cơ thể người: tổng hợp từ ánh nắng (80% nhu cầu).
  • 15

 

Vitamin Có Trong Thực Phẩm Nào? Bạn Cần Biết Để Bổ Sung Đủ Chất!_7

Vitamin D (Nguồn ảnh: ST)

>> Xem thêm: Bổ sung vitamin D bằng cách nào?

♦ Vitamin E

 

Vai trò Thiếu vitamin EVitamin E có nhiều ở đâu?Nhu cầu (mg/ngày)
  • Chất chống oxy hóa, bảo vệ màng tế bào (đặc biệt là tế bào hồng cầu).
 
  • Ức chế quá trình đông máu
 
 
 
 
 
  • Thiếu VTM E -> thiếu máu tán huyết.
  • Động vật: thịt, cá, mỡ động vật.
 
  • Thực vật: quả bơ, dầu thực vật, hạt hướng dương, mầm lúa mì, ngũ cốc toàn phần.
  • Nữ: 6.
 
  • Nam: 6,5.

 

Vitamin có trong thực phẩm nào

Vitamin E (Nguồn ảnh: ST)

 

>> Xem thêm: Vitamin E có tác dụng gì?

 

♦ Vitamin K

 
Vai trò Thiếu vitamin KVitamin K có nhiều ở đâu?Nhu cầu (mcg/ngày)
  • Quá trình đông máu.
 
 
  • Xây dựng cấu trúc xương.
 
  • Chống oxy hóa.
 
 
 
 
  • Rối loạn đông máu, chảy máu và vết bầm.
  • Trong thực phẩm (30%):
 

 - K1 (phylloquinone): rau lá xanh, dầu đậu tương, dầu hướng dương, dầu hạt nho, gan. 

- K2 (menaquinones): thực phẩm lên men, thịt, trứng, sữa.

 

  • Trong cơ thể người (70%):
 

- K3 (menadione ): Do hệ vi khuẩn đường ruột tạo thành.

  • 150.

 

Vitamin có trong thực phẩm nào

Vitamin K (Nguồn ảnh: ST)

>> Tham khảo: Vitamin K có tác dụng gì với con người?

4. Kết luận

Trong hành trình nuôi dưỡng sức khỏe và hạnh phúc, việc hiểu biết "vitamin có trong thực phẩm nào" không chỉ giúp ta đáp ứng nhu cầu cơ thể mà còn là chìa khóa để duy trì một chế độ ăn uống cân đối, dồi dào nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Hãy chú trọng đến việc tích hợp đa dạng thực phẩm giàu vitamin vào bữa ăn hàng ngày của bạn để tối ưu hóa sức khỏe bản thân và gia đình.

>> Xem thêm: Chất khoáng có trong thực phẩm nào?