TRÀ BỒ CÔNG ANH CÓ TÁC DỤNG GÌ?
“Bồ công anh bay trong gió”… Trong mắt nhiều người, bồ công anh là loài hoa dại đẹp, mong manh và dễ vỡ. Nhưng họ không hề biết những lợi ích quan trọng đối với sức khỏe mà trà bồ công anh mang lại. Vậy, trà bồ công anh có tác dụng gì, và có tốt cho sức khỏe không?
1. Khám phá trà bồ công anh
Trà bồ công anh được làm từ cây bồ công anh. Cây bồ công anh được tìm thấy ở mọi nơi trên thế giới (có tên khoa học là Lactuca, thuộc họ Cúc). Ở Việt Nam, chúng còn có tên là cây diếp trời, bồ cóc, cây mũi mác… nhưng thông dụng nhất vẫn là tên bồ công anh.
Cây hoa bồ công anh (Nguồn ảnh: ST)
Bồ công anh tuy là một loại cây dại, nhưng lại có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như mát gan, lợi tiểu, ngăn ngừa tế bào ung thư, giảm cân… Bạn có thể dùng bồ công anh ở dạng tươi hay khô tùy thích. Bồ công anh tươi được xem như một thực phẩm, một món ăn khá bổ dưỡng.
Lá bồ công anh tươi (Nguồn ảnh: ST)
Lá và hoa bồ công anh tươi có thể nấu canh, luộc, xào hoặc làm món salad chứa nhiều protein, giàu canxi, sắt hơn rau bina (rau bó xôi). Nhưng trước khi chế biến, bạn hãy rửa sạch bồ công anh tươi dưới vòi nước để bụi bẩn trôi đi và ngâm với nước có pha với giấm trắng hoặc nước rửa rau để loại bỏ các ký sinh trùng nhé.
Tuy nhiên, để tận dụng hết tất cả các lợi ích của loài hoa này, người ta đã phơi khô hoa, lá và rễ bồ công anh để làm trà. Và một lưu ý quan trọng là, cây bồ công anh chỉ được cho là an toàn nếu chúng không bị phun thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu.
2. Trà bồ công anh có tác dụng gì?
Trà lá bồ công anh có tác dụng lợi tiểu, thích hợp cho những người bị bệnh gan, thận, cao huyết áp hay suy tim. Đặc biệt, trà rễ bồ công anh chứa nhiều canxi, sắt, kali, lưu huỳnh, silic, magiê, chất diệp lục và phốt pho… rất tốt cho gan và mật, đồng thời giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
Bên cạnh đó, hoa và cành bồ công anh cũng có thể dùng làm trà, nhưng lợi ích của chúng lại không cao như lá và rễ. Đặc biệt, dược tính kháng ung thư tập trung nhiều ở phần rễ. Vì vậy, trà rễ bồ công anh thường đắt và hiếm nên giá thành cao hơn trà lá nhiều.
Cây hoa bồ công anh tươi (Nguồn ảnh: ST)
► Sau đây là 6 công dụng của trà bồ công anh:
2.1. Trà bồ công anh giúp thải độc gan, giảm cân
Trà bồ công anh được xem như một loại trà detox, giúp thải độc gan, thận. Hỗ trợ điều trị các vấn đề về da và mắt, và giảm các triệu chứng của bệnh gan.
Trà bồ công anh rất thích hợp với người có nhu cầu giảm cân. Tác dụng của trà bồ công anh là ngăn sự tích tụ mỡ và chất độc từ gan, giúp gan hoạt động tốt, giúp giải phóng mỡ thừa của cơ thể dễ dàng hơn.
Hơn nữa, khả năng detox của trà bồ công anh giúp làm giảm lượng nước dư thừa, giúp mặt cũng như cơ thể bạn săn chắc hơn.
Trà bồ công anh giúp thải độc gan.
2.2. Trà bồ công anh giúp lợi tiểu, tốt cho thận
Trà bồ công anh là một thuốc lợi tiểu tự nhiên giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận, có tác dụng lợi tiểu tự nhiên giúp làm sạch chất béo và độc tố qua thận.
Nó loại bỏ các chất độc hại, bao gồm cả axit uric ra khỏi hệ thống tiết niệu. Nó là một chất khử trùng tự nhiên và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, trà bồ công anh có thể là một phương thuốc tuyệt vời cho những người bị sỏi thận.
Trà bồ công anh giúp lợi tiểu, rất tốt cho thận.
2.3. Giúp xương chắc khỏe
Không chỉ là nguồn cung cấp canxi và magiê tuyệt vời, bồ công anh còn có chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
2.4. Hỗ trợ phòng chống ung thư
Do có chứa chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do có thể gây ung thư nên rễ bồ công anh có thể là một thực phẩm phòng ngừa ung thư tự nhiên tuyệt vời.
Trà rễ bồ công anh có tác dụng phòng ngừa ung thư
2.5. Cải thiện hệ tiêu hóa
Mặc dù, nhiều bằng chứng chưa được kiểm chứng chính xác nhưng trà bồ công anh được tin là có nhiều tác động tích cực đến hệ thống tiêu hóa của bạn. Hơn nữa, trà bồ công anh giúp cải thiện sự thèm ăn, làm dịu các bệnh tiêu hóa, và làm giảm táo bón.
Trà bồ công anh.
2.6. Trà bồ công anh trị mụn
Nghiên cứu cho thấy người bị mụn thường sẽ có lượng glutathione (thành phần mà cơ thể tự sản sinh để chống oxy hoá cũng như thải độc cho máu) thấp hơn khoảng 20% so với người có làn da khoẻ mạnh.
Vì vậy, để tăng glutathione trong cơ thể, chúng ta có thể ăn trái cây chứa nhiều vitamin C hoặc rau xanh, hoặc uống trà bồ công anh.
Trà bồ công anh sạch, không phân thuốc, an toàn cho sức khỏe.
Song, cây bồ công anh sống rất khoẻ và dễ chăm bón nên bạn có thể tự trồng loại cây này ở nhà để làm trà. Chỉ cần lưu ý là không nên dùng phân bón hoá học hoặc phun thuốc.
Hoặc nếu không có thời gian để chăm sóc cây thì bạn có thể mua trà bồ công anh ở nhiều nơi. Nhưng lưu ý chọn những đơn vị uy tín cung cấp trà bồ công anh sạch và bảo đảm không chứa phân, thuốc nhé.
3. Cách làm trà bồ công anh
3.1. Thu hái và sơ chế làm sạch
Cây hoa bồ công anh vốn mọc dại nhiều ở vùng xứ lạnh. Bạn có thể thu hoạch hoa riêng, lá và thân riêng, rễ riêng và đem rửa từng loại để đảm bảo bùn đất từ rễ không bám vào thân, lá hoặc hoa.
Đối với lá và thân bồ công anh, bạn bên hái vào lúc sáng sớm. Thời điểm thu hoạch lý tưởng là vào giữa tháng 4 đến tháng 5, vì lúc này trà sẽ có vị đắng, thơm và đậm đà nhất. Lưu ý, bạn nên chọn thân cây nhỏ và dài, thân và cành có màu tím là tốt nhất.
♦ Trà lá bồ công anh:
– Lá nên được thu hoạch sau 6 tháng tuổi để đạt đủ dưỡng chất và nên được hái vào sáng sớm để đạt được độ tươi mới và các hoạt chất tốt nhất.
– Sau khi rửa sạch, bạn đem phơi tự nhiên ở ngoài trời, dùng kéo cắt nhỏ với độ rộng khoảng 2 – 3 cm và đem sấy khô. Sau khi sấy khô, bạn lấy một nắm nhỏ pha với nước sôi để thưởng thức.
– Lá bồ công anh có vị thơm mát tự nhiên của thảo dược, không chát, và rất tốt cho việc thanh lọc giải nhiệt nên được nhiều người yêu thích nhất.
Phơi lá và cành bồ công anh trong ánh nắng râm.
Còn đối với rễ, bạn nên nhổ rễ vào đầu xuân hoặc cuối thu sẽ thu được nhiều dưỡng chất từ cây. Bạn nên chọn những cây già để có bộ rễ to.
♦ Trà rễ bồ công anh:
– Bạn nên phơi và sấy khô rễ để đạt được hương vị tốt nhất khi pha trà.
– Trước khi phơi khô, bạn nên cắt lát rễ cây thành những lát mỏng và dài đều nhau để chúng nhanh khô và thuận tiện sử dụng.
Rễ cây bồ công anh tươi (Nguồn ảnh: ST)
3.2. Phơi và sấy khô
Sau khi rửa sạch thân lá, bạn đem phơi khô dưới ánh nắng râm ở Đà lạt để giữ được màu sắc xanh đậm của lá (tránh phơi dưới ánh nắng quá gắt vì sẽ làm lá trà bị đen). Còn đối với rễ, sau khi rửa sạch, bạn cắt từng đoạn nhỏ và đem phơi khô.
Sau công đoạn phơi khô, bạn đem thân, lá, rễ vào lò sấy hoặc rang lên, để nguội và bảo quản trong lọ thủy tinh đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo.
Cành và lá bồ công anh sau khi sấy khô.
Bạn có thể pha trà lá hoặc trà rễ bồ công anh riêng hoặc có thể kết hợp các bộ phận rễ, thân, lá đều được. Trà rễ bồ công anh thường có vị đậm hơn, còn trà lá thì nhẹ hơn và có vị hơi nhẫn.
Trà bồ công anh sấy khô được bảo quản trong lọ thủy tinh.
4. Cách pha trà bồ công anh
4.1. Cách pha trà rễ bồ công anh
Để lấy được hết các dưỡng chất từ thân hoặc rễ trà bồ công anh, bạn nên nấu nước trực tiếp dưới bếp, sau đó bỏ rễ hoặc thân trà vào và đun sôi. Nếu muốn có thêm vị ngọt, bạn có thể cho thêm ít đường phèn.
Khi nước trà sôi, bạn đun nhỏ lửa khoảng 3 phút rồi tắt bếp. Bạn chắt nước trà vào bình (bỏ lại xác trà). Để nước trà nguội tầm 50 – 60oC, bạn rót ra ly và thưởng thức.
Trà rễ bồ công anh (Nguồn ảnh: ST)
4.2. Cách pha trà lá bồ công anh
Đối với trà lá, bạn không cần nấu trực tiếp mà chỉ cần hãm trà với nước nóng khoảng 80 – 95oC là được. Bạn có thể hãm trà lá và uống hằng ngày, rất tốt cho sức khỏe.
- Bước 1: Cho khoảng 10g trà lá bồ công anh vào bình.
- Bước 2: Tráng trà, dùng nước sôi đổ 1 chút vào đảm bảo nước tưới qua 1 lượt trà, lắc đều ấm rồi đổ nước này đi.
- Bước 3: Cho nước sôi vào ấm theo tỉ lệ pha (10g trà tương ứng với 500ml nước), đợi 5 – 7 phút cho nước ngấm vào trà. Thưởng thức khi trà còn ấm mùi vị sẽ thơm ngon hơn.
Nếu như bạn không có thói quen uống trà vào mỗi sáng thì cũng có thể sử dụng cây thuốc nam này để nấu nước uống thay nước hàng ngày. Mỗi ngày lấy khoảng 20g trà lá bồ công anh hãm với 1.5 lít nước uống.
Cách pha trà lá bồ công anh (Nguồn ảnh: ST)
5. Một số câu hỏi thường gặp khi dùng trà bồ công anh
5.1. Liều dùng thông thường của bồ công anh là bao nhiêu?
Trà bồ công anh được dùng với liều lượng khoảng 10 – 20g/ngày. Liều dùng của bồ công anh có thể khác nhau đối với những đối tượng khác nhau. Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh, hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
5.2. Trà bồ công anh dành cho những đối tượng nào?
- Người bị đau dạ dày, viêm ruột thừa, viêm kết mạc cấp tính,
- Bệnh nhân ung thư,
- Người mắc bệnh đường ruột, tiêu hóa kém,
- Phụ nữ sau sinh bị tắc tia sữa,
- Người mắc các chứng bệnh về gan,
- Người bị táo bón, nhuận tràng,
- Người bị lở loét, mụn nhọt,
- Người nổi nhiều mụn,
- Người bình thường sử dụng để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
5.3. Những đối tượng nào không nên dùng bồ công anh?
- Trẻ em, hoặc phụ nữ mang thai.
- Những người mẫn cảm với loại thảo dược này.
- Người có bệnh đái tháo đường, mất cân bằng điện – nước sinh lý, tăng huyết áp hoặc suy tim sung huyết.
- Người mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh tiêu hóa, tắc nghẽn ống dẫn mật, tắc ruột hoặc dị ứng nhựa cao su.
5.4. Lưu ý gì khi dùng trà bồ công anh?
– Bảo quản bồ công anh ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt và ánh sáng chiếu trực tiếp.
– Trong khi sử dụng bồ công anh, bạn nên theo dõi các phản ứng của cơ thể như mẫn cảm và viêm da tiếp xúc. Nếu các triệu chứng này xuất hiện, bạn hãy ngưng sử dụng bồ công anh và thay thế bằng thuốc kháng histamin hoặc các biện pháp khác thích hợp hơn dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Bảo quản trà bồ công anh trong hủ thủy tinh.
6. Kết luận
Tóm lại, nội dung trên đây đã giải đáp đầy đủ cho bạn câu hỏi “trà bồ công anh có tác dụng gì“. Mong rằng với những chia sẻ này, các bạn sẽ hiểu hơn về một loại trà thảo mộc với nhiều công dụng tuyệt vời để sống khỏe hơn mỗi ngày.
>> Tham khảo: Tác hại của bia rượu đối với sức khỏe.