NÊN THIỀN VÀO LÚC NÀO TRONG NGÀY?

Ngày nay, thiền đã trở thành một trong những hoạt động tinh thần được nhiều người lựa chọn nhằm giúp cải thiện sức khỏe, sắc đẹp và thư giãn tâm hồn. Vậy, nên thiền vào lúc nào trong ngày, ở đâu và thiền trong bao lâu? Hãy cùng mình tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nên thiền vào lúc nào?

Ngồi thiền mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tích cực cho con người nhưng không phải ai cũng biết cách thiền. Quan trọng là nên ngồi thiền lúc nào thì đạt hiệu quả nhiều? Sau đây là 4 thời điểm thích hợp trong ngày để ngồi thiền:

1.1. Sáng sớm

Khi vừa thức giấc, nếu bạn có thể bỏ ra ít nhất vài phút để ngồi thiền sẽ giúp não bộ được đánh thức. Ngồi thiền vào thời điểm này giúp cơ thể trở nên tỉnh táo hơn để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng. Chính điều này gián tiếp góp phần giúp cả ngày làm việc, học tập của bạn trở nên hiệu quả hơn.

nên thiền vào lúc nào

Thiền vào lúc sáng sớm (Nguồn ảnh: ST)

1.2. Khi học tập và làm việc

Nếu cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và nhất là bí ý tưởng sáng tạo,… bạn nên dành vài phút ngồi hít thở để thư giãn, giải tỏa tinh thần. Việc làm này giúp bổ sung sức lực, năng lượng và giúp tâm trạng thoải mái hơn.

1.3. Buổi trưa

Ngồi thiền vào thời điểm này có tác dụng tương đương với một giấc ngủ trưa ngắn. Đơn giản chỉ cần ngồi thiền vài phút đã giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh chóng. Chính điều này góp phần giúp bạn có đủ sức lực để hoàn thiện công việc, học tập của buổi chiều một cách hiệu quả.

nên thiền vào lúc nào

Thiền vào buổi trưa (Nguồn ảnh: ST)

1.4. Khi rảnh rỗi

Trước cuộc sống hối hả như ngày nay thì việc căng thẳng, stress nhiều và không có thời gian thiền là điều khó tránh khỏi. Thế nên với những người bận rộn, hãy tranh thủ mọi lúc rảnh rỗi như giờ nghỉ giải lao, khi ngồi tàu, xe nhằm xây dựng được thói quen và dần dần dành nhiều thời gian hơn cho việc ngồi thiền.

2. Nên ngồi thiền bao lâu?

Ngồi thiền không chỉ giúp bạn giảm bớt áp lực, thư giãn và nâng cao sức khỏe mà chính phương pháp này còn giúp bạn rèn luyện tốt tính kiên nhẫn. Vậy nên ngồi thiền bao lâu là tốt nhất?

Nếu một người mới bắt đầu tập thiền, bạn nên ngồi thiền từ 5 đến 10 phút mỗi ngày. Bạn có thể thử trong 1 phút vào buổi sáng và khi bạn có thể ngồi yên và thư giãn lâu như vậy, hãy ngồi lâu đến 2 phút. 

Trong một ngày, bạn có thể ngồi thiền vào những thời điểm khác nhau và mỗi lần kéo dài từ 1 - 2 phút. Việc theo dõi và tăng dần sẽ giúp việc ngồi thiền của bạn quen hơn và đạt được hiệu quả tốt hơn. 

nên thiền vào lúc nào

Nên ngồi thiền ít nhất 20 - 30 phút mỗi ngày (Nguồn ảnh: ST)

Mỗi ngày bạn nên ngồi thiền ít nhất 20 - 30 phút để thấy những lợi ích của thiền được rõ ràng hơn. Và  theo các nghiên cứu về tâm linh, tổng thời gian ngồi thiền nên bằng với độ tuổi của bạn là tốt nhất.

Ngồi thiền là một sự rèn luyện tính nhẫn nại, kiên trì thế nên không cần quá vội mà hãy tập nâng thời gian ngồi lâu hơn dần dần. Mỗi một thời gian ngồi thiền sẽ giúp giải quyết và mang lại nhưng lợi ích thiết thực khác nhau và không gì là phí phạm cả. Bạn càng đầu tư thời gian, bạn sẽ có được kết quả tốt hơn.

3. Nên ngồi thiền ở đâu?

Để có được một quá trình ngồi thiền đạt được hiệu quả phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nhau. Bên cạnh thời gian, thời điểm thì địa điểm ngồi thiền lý tưởng là rất quan trọng. Các địa điểm thích hợp bạn nên ngồi thiền:

3.1. Ngồi thiền nên chọn những nơi sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh

Đối với những người ngồi thiền lâu năm thì đa phần ở đâu họ cũng ngồi thiền được. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu làm quen tập thiền thì địa điểm thích hợp nhất là những nơi yên tĩnh, sạch sẽ và thoáng mát. 

Khi bạn thiền trong môi trường như thế sẽ giúp tâm trạng thoải mái, dễ chịu hơn từ đây có thể dễ dàng nhập tâm vào việc thiền định.

nên thiền vào lúc nào

Thiền ở nơi thoáng mát, yên tĩnh (Nguồn ảnh: ST)

3.2. Thiền ở chùa

Phải thú nhận một điều rằng Chùa chính là nơi lý tưởng nhất để ngồi thiền. Chính không gian yên tĩnh, thanh tịnh nơi đây giúp bạn dễ dàng tịnh tâm hơn. Bên cạnh đó với kinh nghiệm của các sư thầy sẽ giúp bạn thực hiện việc thiền đúng cách và đạt được hiệu quả tốt nhất.

nên thiền vào lúc nào

Thiền ở chùa (Nguồn ảnh: ST)

3.3. Thiền ở ngay tại nhà

Khi bạn thiền tại nhà, bạn có thể tạo ra cho mình một không gian thiền riêng biệt, thư thái và tĩnh lặng. Với một căn phòng tối cùng một ngọn nến nhỏ, một nén hương trầm thoang thoảng mùi hương giúp bạn tĩnh tâm và tập trung hơn.

Ngoài những mùi hương thơm dịu nhẹ khiến cơ thể bạn dễ an yên, dễ đi vào thiền định thì đốt hương trầm còn có tác dụng thanh tẩy không gian, tiêu trừ những năng lượng xấu, hình thành một trường năng lượng tốt. 

Hoặc chỉ đơn giản ngồi thiền trước một chiếc cửa sổ hoặc ban công nhà để đón nhận nguồn năng lượng vô tận từ ánh sáng mặt trời. 

3.4. Văn phòng

Văn phòng cũng là nơi lý tưởng để giúp bạn thực hiện các bài tập thiền. Việc thiền tại văn phòng giúp bạn lấy lại được tinh thần, sức lực và giảm bớt áp lực từ công việc. Điều này góp phần giúp bạn lạc quan, đạt hiệu quả công việc cao cũng như gắn bó lâu dài hơn.

nên thiền vào lúc nào

Thiền ở văn phòng (Nguồn ảnh: ST)

>> Tham khảo: 6 cách thư giãn mắt khi ngồi máy tính quá lâu.

3.5. Ngồi thiền gần bờ sông/hồ hoặc bãi biển

Sở dĩ ngồi thiền gần bờ sông hoặc bãi biển được mọi người ưa chuộng là do ở đây không gian rộng lớn giúp bạn có thể dễ dàng cảm nhận được sự giao thoa của đất trời. 

Bên cạnh đó, nước mang lại nguồn năng lượng mạnh mẽ và dồi dào. Ngồi thiền tại những nơi này giúp tâm hồn trở nên thư thái, tinh thần thoải mái, não bộ được giải tỏa căng thẳng, giúp bạn nhanh chóng đi vào thiền định.

nên thiền vào lúc nào

Thiền gần sông/hồ hoặc bãi biển (Nguồn ảnh: ST)

4. Tư thế ngồi thiền đúng cách

Tư thế ngồi thiền đúng cách sẽ giúp bạn tập trung hoàn toàn vào hơi thở, tránh bị xao động, phân tâm bởi sự dịch chuyển cơ thể mỗi khi ngồi không đúng tư thế. Có 3 kiểu ngồi khi thiền: ngồi xếp bằng bình thường, ngồi bán già và ngồi kiết già.

- Ngồi xếp bằng bình thường: dành cho người mới bắt đầu chưa quen với 2 kiểu ngồi bán già và kiết già. Hoặc tư thế này dành cho “người có tuổi”, ít vận động nên cơ khớp cứng khó thực hiện được.

- Ngồi bán già:là cách ngồi gác một chân lên bắp vế chân kia. Tư thế này bạn có thể thực hiện dễ dàng nếu các cơ khớp không quá căng cứng. Trước khi ngồi tư thế này bạn nên khởi động nhẹ cho cơ đùi, khớp háng có sự dẻo dai để khi ngồi được thoải mái và không bị đau.

- Ngồi kiết già (hay còn gọi là tư thế hoa sen): là tư thế được khuyến khích nhất khi ngồi thiền.

nên ngồi thiền vào lúc nào

3 tư thế ngồi thiền

Bạn có thể đặt hai tay thả lỏng trên đầu gối (lòng bàn tay úp xuống). Hoặc ngón tay cái chạm đầu ngón giữa/trỏ đặt trên đầu gối (lòng bàn tay hướng lên). Hoặc chỉ đơn giản là bàn tay phải chồng lên trên bàn tay trái với hai ngón cái chạm nhẹ rồi đặt nhẹ lên đùi (lòng bàn tay hướng lên).

nên ngồi thiền vào lúc nào

3 kiểu đặt tay khi ngồi thiền.

Song, dù cho bạn chọn tư thế ngồi nào thì lưu ý vẫn phải giữ lưng thẳng nhé. Phần lưng thẳng sẽ làm cho dòng chảy năng lượng từ cột sống đến não được thông suốt, giúp tâm trí được khơi thông, tĩnh tại.

Khi ngồi thẳng được, lưỡi bạn để chạm nhẹ lên nóc hàm trên. Mắt nhắm nhẹ nhàng (không quá chặt), và tránh nheo mắt lại trong khi thiền.

Hai vai rũ xuống và thả lỏng, cằm rớt nhẹ tự nhiên. Cơ mặt thư giãn để đầu và cổ thoải mái để hơi thở được sâu hơn giúp khơi thông dòng năng lượng.

5. Kết luận

Ngồi thiền mang lại rất nhiều lợi ích tích cực cho con người về mặt thể chất lẫn tinh thần. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn biết được nên thiền vào lúc nào, ở đâu và thiền trong bao lâu là tốt để quá trình tu tập thiền định của bạn mỗi ngày một phát triển hơn.

>> Tham khảo: Cách thư giãn đầu óc trước khi ngủ để có giấc ngủ sâu.