CÁC LOẠI HÓA CHẤT THỰC VẬT CÓ LỢI TRONG THỰC PHẨM

Thực vật chính là sự kết tinh kỳ diệu của đất trời. Và các hóa chất thực vật có lợi trong thực phẩm được xem là nguồn năng lượng sống tuyệt hảo, mang lại cho chúng ta cuộc sống khỏe mạnh lâu dài. Vậy hóa chất thực vật là gì, và chúng có nhiều ở đâu?

I. Hóa chất thực vật có lợi trong thực phẩm

1. Hóa chất thực vật là gì?

Hóa chất thực vật (dưỡng chất thực vật) là hóa chất tự nhiên do thực vật sinh ra, có nhiều trong rau củ trái cây, các loại hạt, đậu và ngũ cốc... Các hóa chất thực vật này chỉ hiện diện với số lượng nhỏ, không có tính thiết yếu trực tiếp nhưng được cho là có những tác động lâu dài lên cơ thể.

2. Một số loại hóa chất thực vật có lợi

- Carotenoids

Carotenoids có trong các loại rau củ quả có màu vàng cam, đỏ đậm, xanh đậm... có tác dụng  phòng chống lão hóa và phòng ngừa ung thư.

Carotenoids có hai nhóm chính gồm: Tiền chất của vitamin A là beta-carotene - các chất này khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A - và không phải tiền chất của vitamin A gồm lycopene, lutein và zeaxanthin.

hóa chất thực vật có lợi trong thực phẩm

Vỏ quả chi cam chanh (Nguồn ảnh: ST)

- Curcumin

Là một chất màu thảo mộc được tìm thấy trong củ nghệ (đặc biệt trong tinh bột nghệ). Curcumin có tác dụng chống các gốc oxy hóa tự do, bảo vệ tế bào và làm lành sẹo nhanh (trị viêm loét dạ dày, ruột...)

hóa chất thực vật có lợi trong thực phẩm

Hóa chất thực vật curcumin có nhiều trong tinh bột nghệ

- Flavonoids

Là một nhóm các hợp chất hóa học dễ bay hơi, mùi rất mạnh, có nhiều trong các loại rau gia vị (như tía tô, rau húng), hành tỏi, gừng, riềng... Hoặc trong các thực phẩm có nguồn gốc từ phấn hoa (như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa...) có chức năng kháng khuẩn, gia tăng sức đề kháng.

hóa chất thực vật có lợi trong thực phẩm

Rau gia vị (Nguồn ảnh: ST)

► Ngoài ra còn có các loại flavonoid khác như:

  • Isoflavon có trong các loại đậu (đặc biệt là đậu nành) có chức năng tương tự nội tiết nữ estrogen;
  • Rutin có trong hoa hòe có tác dụng gia tăng tính bền của thành mạch máu;
  • Catechin có nhiều trong ca cao, rượu nho, trà xanh... có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch, phòng chống ung thư;

hóa chất thực vật có lợi trong thực phẩm

Đậu Hà lan (Nguồn ảnh: ST)

- Alkaloids

Là một hợp chất hữu cơ có tính kiềm, hiện diện trong nhiều loại thực phẩm có vị đắng, chát như: khổ qua, rau đắng, ổi, trà... giảm hấp thu các cholesterol có hại.

hóa chất thực vật có lợi trong thực phẩm

Trà bồ công anh.

- Capsaicin

Là hợp chất được tìm thấy nhiều trong các loại gia vị cay như: ớt, tiêu... có tác dụng ngăn chặn sự dẫn truyền cảm giác đau.

hóa chất thực vật có lợi trong thực phẩm

Hóa chất thực vật capsacin có nhiều trong ớt, tiêu.

>> Xem thêm: Màu sắc của rau củ quả nói lên điều gì?

3. Estrogen thực vật là gì?

Estrogen chính là nhân tố giúp duy trì và phát triển hệ sinh sản cũng như quyết định các đặc trưng của phái nữ. Tuy nhiên, lượng estrogen sẽ giảm xuống đáng kể khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh. Và dấu hiệu rõ nhất khi thiếu hụt estrogen là người bị bốc hỏa về đêm.

Bốc hỏa hoặc xung nhiệt đột ngột: do estradiol (loại hormone chính được sản sinh trong buồng trứng) giảm. Người bị bốc hỏa về đêm sẽ trải qua cảm giác nóng khủng khiếp, đổ mồ hôi và tim đập nhanh, mỗi lần kéo dài từ 2 đến 30 phút.

Do đó, các estrogen thực vật có trong trái cây và rau củ như đậu nành, hạt mè, bông cải xanh, khoai tây, tỏi... đóng một vai trò chủ chốt trong việc duy trì sức khỏe nữ giới trong thời kỳ mãn kinh.

Theo nghiên cứu thì phụ nữ ăn chủ yếu là trái cây hoặc theo chế độ ăn Địa Trung Hải (ăn nhiều trái cây, rau củ và dầu oliu, protein ở mức trung bình) sẽ ít có khả năng bị bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm.

hóa chất thực vật có lợi trong thực phẩm

Phụ nữ mãn kinh thường bị bốc hỏa về đêm (Nguồn ảnh: ST)

II. Hóa chất thực vật trong rau củ và trái cây

1. Trái cây

Trong thuật ngữ ẩm thực nhìn chung, trái cây được phân biệt bởi hàm lượng đường cao và chúng có thể ăn sống được. 

Vị ngọt của trái cây có thể khiến chúng có chỉ số glycemic và lượng calo cao nhưng đổi lại chúng chứa lượng chất xơ, các vitamin và hóa chất thực vật dồi dào. Đặc biệt là các sắc tố và chất chống oxy hóa thường tập trung ở phần vỏ.

hóa chất thực vật có lợi trong thực phẩm

Hầu hết trái cây có hàm lượng đường cao và có thể ăn sống (Nguồn ảnh: ST)

♥ Các lưu ý khi về trái cây:

– Trái cây chỉ nên ăn bổ sung chứ không nên dùng làm món chính.

– Trái cây càng ngọt, càng chín nó càng chứa nhiều fructose (do glucose chuyển đổi thành fructose).

– Các giống khác nhau của cùng một loại trái cây chứa lượng fructose khác nhau.

– Chất xơ trong các loại trái cây không giống nhau: trái lê chứa nhiều fructose hơn trái cam nhưng nó chứa nhiều chất xơ hơn. Vậy nên, tổng thể trái lê sẽ là lựa chọn tốt hơn.

– Một số loại trái cây (táo) chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa hơn những loại khác.

– Trẻ em nên ăn ít nhất 5 khẩu phần trái cây và rau quả mỗi ngày (1 khẩu phần tương đương lượng nắm vừa trong lòng bàn tay trẻ).

– Chỉ nên ăn trái cây tươi, hạn chế uống nước trái cây (đã bị mất chất xơ).

hóa chất thực vật có lợi trong thực phẩm

Ăn nhiều trái cây tươi có lợi cho sức khỏe hơn uống nước ép trái cây.

>> Xem thêm: Nên ăn trái cây hay uống nước ép?

2. Rau lá

Rau nhiều lá có hàm lượng calo thấp bởi thực vật không sử dụng lá để dự trữ tinh bột hay đường mà chỉ để tạo ra những hóa chất thực vật. 

Rau nhiều lá cũng giàu chất xơ để nâng đỡ độ rộng và sức nặng của lá. Chúng đầy ắp các vi dưỡng chất để chống lại “sự căng thẳng” thực vật do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sản xuất oxy. Do vậy, những phần cây tiếp xúc với nhiều ánh nắng mặt trời nhất sẽ chứa những dưỡng chất thực vật có lợi nhất.

hóa chất thực vật có lợi trong thực phẩm

Rau có nhiều chất xơ và dưỡng chất thực vật có lợi (Nguồn ảnh: ST)

III. Kết luận

Song, như bạn thấy, thực vật nói chung hay rau củ quả nói riêng chứa rất nhiều hóa chất thực vật có lợi cho sức khỏe. Vậy nên bạn nhớ bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm từ thực vật để cơ thể luôn khỏe mạnh và tươi trẻ nhé.

>> Xem thêm: 9 loại siêu thực phẩm bạn cần biết!